Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động
Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động được quy định tại Khoản 11 Điều 2 Nghị định 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cụ thể bao gồm:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; chế độ làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động; lập hồ sơ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Quy định việc bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp tai nạn lao động; bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại;
c) Ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trên cơ sở đề nghị của các Bộ liên quan theo quy định của pháp luật; chủ trì thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và hoạt động kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
d) Chủ trì ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động; chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động;
đ) Xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động thuộc thẩm quyền quản lý;
e) Ban hành quy trình kiểm định máy, thiết bị, vật tư và quản lý chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi quản lý. Có ý kiến để các bộ, ngành khác ban hành quy trình kiểm định máy, thiết bị, vật tư và quản lý chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành đó theo quy định của pháp luật;
g) Quy định, hướng dẫn việc kiểm tra chất lượng các sản phẩm, hàng hóa đặc thù về an toàn lao động theo quy định của pháp luật;
h) Điều tra tai nạn lao động; tổ chức thực hiện và hướng dẫn thực hiện việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về an toàn lao động trong phạm vi cả nước;
i) Hướng dẫn, tổ chức triển khai Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 14/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?