Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương 2017?

Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Trang Thùy. Tôi đang sinh sống và làm việc tại Bình Định. Để phục vụ cho nhu cầu công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, cụ thể là những hình thức tạm nhập, tái xuất khác được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (0907***) 

Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác được quy định tại Điều 41 Luật Quản lý ngoại thương 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) như sau:

1. Trừ trường hợp kinh doanh tạm nhập, tái xuất quy định tại Điều 39 của Luật này, thương nhân được tạm nhập vào Việt Nam hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa không thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo hợp đồng với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.

2. Thủ tục tạm nhập, tái xuất được thực hiện như sau:

a) Thương nhân phải có giấy phép tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;

b) Thương nhân chỉ phải làm thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan đối với hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a khoản này.

3. Thời hạn tạm nhập, tái xuất thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập.

4. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất khi tiêu thụ nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Trên đây là nội dung quy định về các hình thức tạm nhập, tái xuất khác. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý ngoại thương 2017.

Trân trọng!

Các hình thức tạm nhập tái xuất khác
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Các hình thức tạm nhập tái xuất khác
Hỏi đáp pháp luật
Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu linh kiện về lắp ráp rồi tái xuất khẩu
Hỏi đáp pháp luật
Hướng dẫn thủ tục tái xuất trả hàng gửi nhầm
Hỏi đáp pháp luật
Việc mua, tái xuất, tiêu hủy máy trò chơi, bàn trò chơi, đồng tiền quy ước và các thiết bị trò chơi tại casino được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tái xuất đồng tiền quy ước, thiết bị trò chơi điện tử trong kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng cho người nước ngoài như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Các hình thức tái xuất hàng hóa nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan bao gồm những gì?
Hỏi đáp pháp luật
Việc tái xuất tài sản cho thuê của công ty cho thuê tài chính được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Hồ sơ nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy không nhằm mục đích thương mại gồm những gì?
Hỏi đáp pháp luật
Việc nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy không nhằm mục đích thương mại được thực hiện theo trình tự, thủ tục thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục hải quan đối với phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng tạm nhập, tạm xuất
Hỏi đáp pháp luật
Các phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng tạm nhập, tái xuất bao gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Các hình thức tạm nhập tái xuất khác
Thư Viện Pháp Luật
421 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào