Làm gì khi phương tiện giao thông đường sắt bị mất tích, bị phá huỷ?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 31 Luật đường sắt 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2018), thì chủ sở hữu phương tiện giao thông đường sắt phải khai báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt để xóa đăng ký trong các trường hợp sau đây:
a) Phương tiện giao thông đường sắt không còn sử dụng cho giao thông đường sắt;
b) Phương tiện giao thông đường sắt bị mất tích, bị phá huỷ.
Như vậy trong trường hợp phương tiện giao thông đường sắt bị mất tích, bị phá huỷ thì chủ sở hữu phương tiện giao thông đường sắt phải khai báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt để xóa đăng ký.
Trên đây là những tư vấn trong trường hợp phương tiện giao thông đường sắt bị mất tích, bị phá huỷ. Hi vọng rằng giải đáp trên sẽ giúp ích được nhiều cho quý độc giả. Để rõ hơn vấn đề này, xin vui lòng tìm và tham khảo thêm tại Luật đường sắt 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dàn ý thảo luận vai trò của công nghệ đối với đời sống con người lớp 7 chi tiết 2025?
- Mẫu bài viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương năm 2025?
- Khung giá phát điện: Hồ sơ, trình tự, thủ tục được quy định như thế nào?
- Hàng thừa kế thứ 3 gồm những ai?
- Mẫu số 02 đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng công trình theo Nghị định 175?