Trách nhiệm của Bộ Công an trong quản lý nhà nước về cứu hộ, cứu nạn

Trách nhiệm của Bộ Công an trong quản lý nhà nước về cứu hộ, cứu nạn bao gồm những gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Thái Long hiện đang sống và làm việc tại Bình Dương. Tôi đang tìm hiểu về hoạt động cứu hộ, cứu nạn. Ban biên tập cho tôi hỏi trách nhiệm của Bộ Công an trong quản lý nhà nước về cứu hộ, cứu nạn bao gồm những gì? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

Trách nhiệm của Bộ Công an trong quản lý nhà nước về cứu hộ, cứu nạn được quy định tại Điều 40 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy do Chính phủ ban hành có hiệu lực ngày 04/10/2017, theo đó: 

1. Đề xuất ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.

2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy trên phạm vi toàn quốc.

3. Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức xây dựng lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm làm công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy vả các lực lượng trong Công an nhân dân; tổ chức đào tạo và tuyển dụng cán bộ chuyên môn về cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân.

4. Chủ trì tổ chức hoạt động cứu nạn, cứu hộ; hướng dẫn, chỉ đạo việc xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện, thiết bị, trang phục và tổ chức thường trực sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ; xây dựng và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy và các lực lượng khác trong Công an nhân dân.

5. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương, cơ quan thông tấn báo chí, truyền thông tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về cứu nạn, cứu hộ.

6. Xây dựng và tổ chức thực hiện dự án đầu tư trang bị phương tiện cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; quy định cụ thể danh mục, tiêu chuẩn, định mức phương tiện, thiết bị, trang phục cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy; quy định mẫu trang phục cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy, quy cách cờ hiệu, biển hiệu và băng sử dụng trong cứu nạn, cứu hộ.

7. Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực cứu nạn, cứu hộ.

8. Tổ chức hệ thống thông tin quản lý, chỉ huy điều hành hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy và các lực lượng khác trong Công an nhân dân.

9. Đề xuất và trình Chính phủ việc tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy; thực hiện các hoạt động quốc tế liên quan đến hoạt động cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền.

10. Hướng dẫn, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy; tập hợp tình hình báo cáo Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tổ chức sơ kết, tổng kết và đề xuất khen thưởng về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.

11. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm quy định về bảo đảm an toàn, phòng ngừa sự cố, tai nạn, các điều kiện phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.

12. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ các cấp.

13. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ do Chính phủ giao.

Trên đây là tư vấn về trách nhiệm của Bộ Công an trong quản lý nhà nước về cứu hộ, cứu nạn. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Nghị định 83/2017/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Bộ Công an
Hỏi đáp mới nhất về Bộ Công an
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn chức danh Bộ trưởng Bộ Công an theo quy định năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Công an tuyển dụng cán bộ năm 2024? Hồ sơ đăng ký dự tuyển gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Công an chính thức có trang thông tin trên Facebook vào ngày 31/10?
Hỏi đáp Pháp luật
Kênh cung cấp thông tin của đơn vị trực thuộc Bộ, Công an cấp tỉnh trên môi trường mạng là những kênh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Website Cổng thông tin điện tử Bộ Công an có tên miền là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Công an có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân?
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Công an trả lời về việc xét tuyển vào Học viện CSND
Hỏi đáp pháp luật
Viện Khoa học hình sự thuộc Bộ Công An có chức năng, nhiệm vụ gì?
Hỏi đáp pháp luật
Chế độ với Cán bộ công an đã xuất ngũ
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục trả lại con dấu do Bộ Công An cấp
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bộ Công an
Thư Viện Pháp Luật
230 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bộ Công an

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ Công an

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào