-
Trách nhiệm hình sự
-
Hành vi phạm tội
-
Tội phạm
-
Xóa án tích
-
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
-
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
-
Đồng phạm
-
Án treo
-
Nguyên tắc suy đoán vô tội
-
Truy cứu trách nhiệm hình sự
-
Người phạm tội
-
Loại trừ trách nhiệm hình sự
-
Năng lực trách nhiệm hình sự
-
Các tội phạm
-
Hình phạt trách nhiệm hình sự
-
Thời hiệu thi hành bản án hình sự
-
Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự

Phân biệt lỗi bị phạt hành chính và xử lý hình sự?
Bên cạnh đó, Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) cũng quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”.
Điều luật còn quy định: “Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Theo những trích dẫn trên, hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác. Giữa vi phạm hành chính và tội phạm khác nhau cơ bản ở mức độ nguy hiểm của hành vi. Vi phạm hành chính thường ở mức độ ít nghiêm trọng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ: A trộm một chiếc điện thoại trị giá 1,5 triệu đồng nhưng khi bị phát hiện, đã trả lại nhưng nạn nhân vẫn báo công an để xử lý. Trong trường hợp này, A sẽ chỉ bị xử phạt hành chính (theo Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình) với mức từ 1 triệu đến 2 triệu đồng về hành vi trộm cắp tài sản.
A chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi 2009) khi tài sản trộm cắp có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong trường hợp này, hậu quả của hành vi trộm cắp do A gây ra là ít nghiêm trọng, bản thân A chưa bị xử phạt hành chính về hành vi này lần nào và cũng không bị kết án nhưng chưa xóa án tích. Vì vậy, A chỉ bị xử phạt hành chính với hành vi trộm cắp này.

Thư Viện Pháp Luật
- Việc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã có là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính không?
- Tiêu chuẩn đánh giá Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ? Mức tiền thưởng cho Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là bao nhiêu?
- Vợ đang mang thai có được yêu cầu ly hôn hay không? Thủ tục thụ lý đơn yêu cầu ly hôn như thế nào?
- Trong hợp đồng tín dụng, khi đến hạn thanh toán mà không trả đầy đủ nợ gốc và lãi suất thì có bị phạt vi phạm hay bồi thường thiệt hại không?
- Giáo viên đánh giá đồng nghiệp theo chu kỳ 2 năm một lần hay thực hiện hàng năm?