Việc bắt tạm giam người bị yêu cầu dẫn độ được thực hiện thế nào?
Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự có ý nghĩa quan trọng về chính trị - xã hội cũng như pháp lý, góp phần thể chế hoá và thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá, tăng cuờng hội nhập, hợp tác quốc tế đã được ghi nhận trong các Văn kiện của Đảng và Nhà nước ta. Các hoạt động hợp tác quốc tế góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm có yếu tố nước ngoài nói riêng. Hoạt động này góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá hiện nay.
Theo đó, trong tình hình tội phạm diễn biến ngày một phức tạp, không chỉ bó hẹp trong phạm vi biên giới quốc gia mà còn ở phạm vi quốc tế. Không ít trường hợp công dân Việt Nam sau khi phạm tội tìm cách tẩu thoát ra nước ngoài ẩn nấp. Trong những trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Việt Nam không thể tự mình bắt và dẫn công dân về nước để chịu trách nhiệm hình sự. Tình trạng này cũng xảy ra phổ biến đối với công dân của nhiều quốc gia trên thế giới. Do vậy, theo chính sách tương trợ tư pháp, hoạt động dẫn độ tội phạm được thỏa thuận giữa các quốc gia, tạo điều kiện đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ở cả phạm vi trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, có những trường hợp công dân Việt Nam bị chính quyền nước bạn từ chối dẫn độ dẫn đến khó khăn trong hoạt động giải quyết vụ án hình sự.
Trường hợp công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ thì theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có trách nhiệm xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ.
Việc bắt tạm giam người bị yêu cầu dẫn độ trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 503 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:
1. Việc bắt người bị yêu cầu dẫn độ để tạm giam hoặc thi hành quyết định dẫn độ được thực hiện theo quy định tại Điều 113 của Bộ luật này.
2. Thời hạn tạm giam để xem xét yêu cầu dẫn độ không quá thời hạn trong lệnh bắt giam của cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ hoặc thời hạn phải thi hành hoặc còn phải thi hành hình phạt tù trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước yêu cầu dẫn độ.
Trường hợp cần thiết, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp cao có thể gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ ra lệnh, quyết định tạm giam hoặc gia hạn tạm giam người bị yêu cầu dẫn độ để bảo đảm việc xem xét yêu cầu dẫn độ; văn bản yêu cầu được gửi thông qua Bộ Công an.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về việc bắt tạm giam người bị yêu cầu dẫn độ trong tố tụng hình sự. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?