Tiêu chuẩn của tiêu chí Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động trong kiểm định chất lượng trường trung cấp, cao đẳng

Tiêu chuẩn nào cần phải đạt được đối với tiêu chí Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động trong kiểm định chất lượng trường trung cấp, cao đẳng? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Trà My, hiện đang công tác tại sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Tây Ninh. Tôi được biết vừa có văn bản mới quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp sắp có hiệu lực. Liên quan đến lĩnh vực này, tôi có câu hỏi muốn nhờ ban biên tâp tư vấn, cụ thể như sau: Theo quy định mới này thì đối với tiêu chí Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động, trường trung cấp, cao đẳng cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn nào? Văn bản này cụ thể là văn bản nào? Rất mong nhận được sự phản hồi, chân thành cảm ơn! (0946***).

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 15/2017/TT-BLĐTBXH Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp (có hiệu lực ngày 24/07/2017) thì đối với tiêu chí Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động, trường trung cấp, cao đẳng phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:

a) Tiêu chuẩn 1: Có quy định về việc tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động theo quy định.

b) Tiêu chuẩn 2: Tổ chức thực hiện tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động theo quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan; thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ cho nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động theo quy định.

c) Tiêu chuẩn 3: Đội ngũ nhà giáo của trường tham gia giảng dạy đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và các tiêu chuẩn hiện hành khác nếu có.

d) Tiêu chuẩn 4: Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và không vi phạm quy chế, nội quy và quy định của trường.

đ) Tiêu chuẩn 5: Trường có đội ngũ nhà giáo đảm bảo tỷ lệ quy đổi; số lượng nhà giáo cơ hữu đảm nhận khối lượng chương trình mỗi ngành, nghề đào tạo theo quy định; trường đảm bảo tỷ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học theo quy định.

e) Tiêu chuẩn 6: Nhà giáo giảng dạy theo nội dung, mục tiêu của chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của chương trình đào tạo.

g) Tiêu chuẩn 7: Trường có chính sách, biện pháp và thực hiện các chính sách, biện pháp khuyến khích nhà giáo học tập và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.

h) Tiêu chuẩn 8: Hằng năm, trường có kế hoạch và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy cho đội ngũ nhà giáo.

i) Tiêu chuẩn 9: Nhà giáo được bồi dưỡng, thực tập tại đơn vị sử dụng lao động để cập nhật kiến thức, công nghệ, phương pháp tổ chức quản lý sản xuất theo quy định và thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có.

k) Tiêu chuẩn 10: Hằng năm, trường thực hiện tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ nhà giáo.

l) Tiêu chuẩn 11: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của trường đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định và thực hiện đúng quyền hạn, trách nhiệm được giao.

m) Tiêu chuẩn 12: Đội ngũ cán bộ quản lý của các đơn vị thuộc trường được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.

n) Tiêu chuẩn 13: Đội ngũ cán bộ quản lý của trường đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện đúng quyền hạn và nhiệm vụ được giao.

o) Tiêu chuẩn 14: Hằng năm, trường có kế hoạch và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý.

p) Tiêu chuẩn 15: Đội ngũ viên chức, người lao động của trường đủ số lượng, có năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc được giao, được định kỳ bồi dưỡng nâng cao trình độ.

Trên đây là những tư vấn về tiêu chuẩn của tiêu chí Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động trong kiểm định chất lượng trường trung cấp, cao đẳng . Hi vọng rằng giải đáp trên sẽ giúp ích được nhiều cho quý độc giả. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể tìm và tham khảo thêm tại Thông tư 15/2017/TT-BLĐTBXH.

Trân trọng!

Nhà giáo
Hỏi đáp mới nhất về Nhà giáo
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Tờ trình Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự thảo Luật Nhà giáo: 08 điểm mới về chính sách nhà giáo theo Tờ trình 656/TTr-CP 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất: 06 trường hợp nhà giáo được hưởng lương và phụ cấp cao hơn?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất cấm công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về Đạo đức nhà giáo cập nhật mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự án Luật Nhà giáo: Sẽ tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính sách tiền lương đối với giáo viên theo Dự thảo Luật Nhà giáo?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự thảo Luật Nhà giáo: Đề xuất hiệu trưởng, hiệu phó được nghỉ 8 tuần/năm như giáo viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất quy định về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo trong Dự thảo Luật Nhà giáo mới?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhà giáo
Thư Viện Pháp Luật
291 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nhà giáo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhà giáo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào