Ai có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ những người tham gia tố tụng hình sự?
Hoạt động tố tụng hình sự nói chung, quá trình điều tra, xét xử vụ án hình sự nói riêng để đạt được hiệu quả tốt nhất không chỉ có sự tham gia thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà ngoài ra còn phải có sự hợp tác của các tổ chức, cá nhân khác. Theo đó, những người này khi tham gia và quá trình hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự, họ được pháp luật bảo vệ an toàn về tính mạng, sức khỏe, các quyền và lợi ích hợp pháp khác theo đúng vai trò của mình trong vụ án.
Theo quy định hiện hành, những người được bảo vệ gồm: Người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại, người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại.
Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ những người tham gia tố tụng được bảo vệ trong tố tụng hình sự được quy định tại Khoản 2 Điều 485 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Cụ thể bao gồm:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra của Công an nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Liên quan đến nội dung này, để bạn nắm rõ vấn đề, Ban biên tập xin cung cấp thêm một số thông tin như sau:
Pháp luật hiện hành trao thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ cho Cơ quan điều tra của Công an nhân dân và Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân.
Ngoài ra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ thì đề nghị Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý vụ án hình sự ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ. Đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có văn bản đề nghị với Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra hình sự, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ những người tham gia tố tụng được bảo vệ trong tố tụng hình sự. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 dương lịch là tháng mấy âm lịch 2024? Dương lịch Tháng 11 2024 có bao nhiêu ngày?
- Mẫu Quyết định Cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài theo Thông tư 15?
- Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập lần đầu mới nhất năm 2024?
- Tiêu chí dịch vụ công trực tuyến một phần trong thực hiện TTHC trên môi trường điện tử mới nhất năm 2024?
- Hệ thống đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo là gì? Yêu cầu tối thiểu để thực hiện đào tạo từ xa đối với đội ngũ giảng viên như thế nào?