Người được giao sử dụng vũ khí quân dụng có phải chịu trách nhiệm khi sử dụng không?

Người được giao sử dụng vũ khí quân dụng có phải chịu trách nhiệm khi sử dụng không? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Quốc Huy. Tôi thường xem báo thấy có tin tức về các vụ công an, cảnh sát nổ súng vào phương tiện, các đối tượng phạm tội để thực thi nhiệm vụ. Cho tôi hỏi, trong trường hợp gây ra thiệt hại thì họ có phải chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại đó hay không? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Quốc Huy (quochuy*****@gmail.com)

Vũ khí quân dụng là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm:

- Súng cầm tay bao gồm: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;

- Vũ khí hạng nhẹ bao gồm: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;

- Vũ khí hạng nặng bao gồm: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;

- Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi;

- Đạn sử dụng cho các loại vũ khí.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có hiệu lực từ ngày 01/07/2018 thì người được trang bị và được cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng đã sử dụng vũ khí quân dụng mà có gây thiệt hại, thì được giải quyết như sau:

- Không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc sử dụng vũ khí quân dụng đã tuân thủ quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017. Cụ thể như sau:

+ Đảm bảo các nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.

+ Trước khi nổ súng vào đối tượng phải đảm bảo đã cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên đối tượng biết theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này thì không phải cảnh báo.

- Trường hợp sử dụng vũ khí quân dụng vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng vũ khí quân dụng để xâm phạm tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm vủa người được giao sử dụng vũ khí khi nổ súng vào đối tượng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự mà có gây ra thiệt hại. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo thêm quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
151 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào