Hồ sơ đăng ký được chỉ định là tổ chức chứng nhận VietGAP bao gồm những loại tài liệu nào?
Hồ sơ đăng ký được chỉ định là tổ chức chứng nhận VietGAP được quy định tại Điều 7 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau:
1. Thành phần hồ sơ
a) Giấy đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAP theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (bản sao có chứng thực hoặc bản photocopy có bản chính để đối chiếu);
c) Sổ tay chất lượng được ban hành phù hợp với TCVN 7457:2004, bao gồm hướng dẫn về hồ sơ đăng ký; trình tự, thời gian đánh giá, cấp, cấp lại, gia hạn, mở rộng phạm vi Giấy chứng nhận VietGAP; giám sát sau chứng nhận; cảnh cáo, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận VietGAP; tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan khác;
d) Mẫu Giấy chứng nhận VietGAP của tổ chức chứng nhận có nội dung phù hợp với hướng dẫn tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Danh sách chuyên gia đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này kèm theo bản sao bằng, chứng chỉ đào tạo chứng minh đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư này;
e) Kết quả hoạt động chứng nhận đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký (nếu có).
2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Theo đó, Khoản 1, Khoản 2 Điều 6 Thông tư này quy định như sau:
1. Điều kiện đối với chuyên gia đánh giá:
a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, thú y thủy sản, sinh học đối với lĩnh vực thủy sản; trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông học, sinh học đối với lĩnh vực trồng trọt; chăn nuôi, thú y, sinh học đối với lĩnh vực chăn nuôi;
b) Có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực được đánh giá ít nhất 02 năm liên tục;
c) Có chứng chỉ đào tạo về nghiệp vụ đánh giá VietGAP theo lĩnh vực tương ứng do cơ quan chỉ định cấp;
d) Có năng lực đánh giá đáp ứng quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2003 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 19011:2002 - Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và/hoặc hệ thống quản lý môi trường;
đ) Có chứng chỉ đào tạo TCVN ISO 9001:2008 hoặc ISO 9001:2008 hoặc các phiên bản của ISO 9001 - Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu trong trường hợp đánh giá cơ sở sản xuất nhiều thành viên do đơn vị trong nước hoặc nước ngoài có chức năng, nhiệm vụ về đào tạo chứng chỉ này cấp (gọi chung là TCVN ISO 9001:2008).
2. Tổ chức chứng nhận phải có tối thiểu 01 (một) chuyên gia đánh giá đáp ứng đầy đủ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; đối với các chuyên gia đánh giá còn lại nếu tốt nghiệp đại học lĩnh vực này muốn làm chuyên gia đánh giá lĩnh vực mới phải bổ sung chứng chỉ đào tạo chuyên môn kỹ thuật về lĩnh vực mới đó do các trường đại học chuyên ngành cấp theo hướng dẫn cụ thể của cơ quan chỉ định và giám sát (cơ quan chỉ định).
Trên đây là nội dung tư vấn về hồ sơ đăng ký được chỉ định là tổ chức chứng nhận VietGAP. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?