Người tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có nghĩa vụ gì?
Trong tố tụng hình sự, tố cáo là việc công dân theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định báo cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và/hoặc người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Hành vi vi phạm pháp luật đó chưa có dấu hiệu của tội phạm.
Nghĩa vụ của người tố cáo trong tố tụng hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được quy định tại Khoản 2 Điều 479 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Cụ thể bao gồm:
a) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc tố cáo;
b) Nêu rõ họ tên, địa chỉ của mình;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố ý tố cáo sai sự thật.
Liên quan đến nội dung này, để bạn nắm rõ hơn, Ban biên tập xin gửi tới bạn một số thông tin như sau:
Theo quy định pháp luật hiện hành, chủ thể bị tố cáo trong tố tụng hình sự là những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cụ thể: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát, Kiểm sát viên; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án. Ngoài ra, pháp luật còn quy định những người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra cũng là người bị tố cáo trong tố tụng hình sự.
Về đối tượng của hoạt động tố cáo, đó là "hành vi vi phạm pháp luật". Theo đó, hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm các vi phạm pháp luật tố tụng hình sự có thể được coi là tội phạm hoặc cũng có thể là các hành vi vi phạm pháp luật khác. Hành vi đó có thể gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Về thẩm quyền giải quyết tố cáo, hoạt động tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào thì người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
Bên cạnh việc thực hiện các quyền nêu trên, người tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự đồng thời có quyền:
- Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền;
- Yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình;
- Được nhận quyết định giải quyết tố cáo;
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ khi bị đe doạ, trù dập, trả thù.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về nghĩa vụ của người tố cáo trong tố tụng hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?