Bảo quản, bảo dưỡng các loại phương tiện chữa cháy thông dụng khác

Bảo quản, bảo dưỡng các loại phương tiện chữa cháy thông dụng khác được quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Em tên là Lê Văn Lộc, em đang là sinh viên năm cuối tại ĐH Phòng cháy chữa cháy. Để hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp của mình, em có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp em, cụ thể là việc bảo quản, bảo dưỡng các loại phương tiện chữa cháy thông dụng khác được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Em mong Ban biên tập có thể tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (lvloc***@gmail.com)

Bảo quản, bảo dưỡng các loại phương tiện chữa cháy thông dụng khác được quy định tại Điều 16 Thông tư 52/2014/TT-BCA về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:

1. Bảo quản, bảo dưỡng vòi chữa cháy

a) Bảo quản, bảo dưỡng vòi trong kho: Vòi phải để trên giá nơi khô ráo, không để gần hóa chất, xăng, dầu; nếu để lâu phải đảo vòi, thay đổi nếp gấp;

b) Bảo quản, bảo dưỡng, sắp xếp trên xe: Vòi để trên xe chữa cháy theo cuộn phải để đúng ngăn ô quy định; trong các ngăn ô không được để thêm các dụng cụ, phương tiện khác;

c) Bảo quản, bảo dưỡng sau khi chữa cháy, thực tập chữa cháy

- Khi triển khai vòi không để gấp khúc hoặc có vật nặng đè chặn, không rải vòi lên các vật nhọn, vật đang cháy, nơi có axít hoặc các chất ăn mòn khác;

- Khi lắp vòi vào họng phun của xe, tuyệt đối không di chuyển xe, không lôi, kéo vòi đoạn gần họng phun;

- Khi bơm nước không tăng, giảm ga đột ngột, không tăng áp suất vượt quá áp suất làm việc của từng loại vòi;

- Phơi khô trước khi cuộn vòi đưa vào kho hoặc xếp lên ngăn vòi của xe chữa cháy; không xếp trên xe các loại vòi còn ẩm ướt.

2. Bảo quản, bảo dưỡng ống hút chữa cháy, lăng chữa cháy, đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, giỏ lọc, thang chữa cháy

a) Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của phương tiện và vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp trên giá kê, sàn kê hoặc trong tủ bảo quản; không được quăng, quật khi sắp xếp, vận chuyển;

b) Không để phương tiện gần xăng, dầu, axít và các hóa chất ăn mòn hoặc để dầu mỡ bám vào phương tiện;

c) Phương tiện phải được sắp xếp theo từng chủng loại, chất lượng để thuận tiện cho công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng và chữa cháy;

d) Không để các vật nặng đè lên phương tiện hoặc không được chồng quá cao các phương tiện lên nhau nhằm tránh trường hợp bị méo, bẹp.

Trên đây là nội dung tư vấn về bảo quản, bảo dưỡng các loại phương tiện chữa cháy thông dụng khác. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 52/2014/TT-BCA.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
187 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào