Quy trình thẩm định chương trình giáo dục phổ thông diễn ra như thế nào?
Quy trình thẩm định chương trình giáo dục phổ thông được quy định cụ thể tại Điều 11 Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 22/07/2017), như sau:
1. Thành viên Hội đồng thẩm định đọc thẩm định: Chậm nhất 15 (mười lăm) ngày trước phiên họp đầu tiên của Hội đồng thẩm định, dự thảo chương trình được gửi cho các thành viên Hội đồng thẩm định; Thành viên Hội đồng thẩm định đọc, nghiên cứu dự thảo và ghi nhận xét về dự thảo theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 Thông tư này.
2. Họp Hội đồng thẩm định để tiến hành thảo luận chung về dự thảo theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 Thông tư này.
3. Thành viên Hội đồng thẩm định đánh giá dự thảo
a) Đánh giá và xếp loại dự thảo theo từng tiêu chí vào một trong ba loại: "Đạt", "Đạt nhưng cần sửa chữa", "Chưa đạt";
b) Đánh giá chung dự thảo, xếp dự thảo vào một trong ba loại: "Đạt", "Đạt nhưng cần sửa chữa", "Chưa đạt";
- Dự thảo được xếp loại "Đạt" nếu kết quả đánh giá theo tất cả các tiêu chí đều thuộc loại “Đạt”;
- Dự thảo được xếp loại "Đạt nhưng cần sửa chữa" nếu kết quả đánh giá theo tất cả các tiêu chí đều thuộc loại "Đạt" và "Đạt nhưng cần sửa chữa", trong đó kết quả đánh giá theo Tiêu chí 1, Tiêu chí 2 đối với chương trình tổng thể và Tiêu chí 1, Tiêu chí 2 đối với chương trình môn học đều thuộc loại "Đạt";
- Dự thảo được xếp loại "Chưa đạt" đối với các trường hợp còn lại.
4. Hội đồng thẩm định đánh giá dự thảo chương trình.
a) Nếu dự thảo có ít nhất 3/4 (ba phần tư) tổng số thành viên Hội đồng thẩm định tham gia biểu quyết xếp loại "Đạt" thì dự thảo được gửi cho cơ quan tổ chức thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Nếu dự thảo có ít nhất 3/4 (ba phần tư) tổng số thành viên Hội đồng thẩm định tham gia biểu quyết xếp loại "Đạt" và "Đạt nhưng cần sửa chữa" thì dự thảo sẽ được chỉnh sửa trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định; dự thảo với những nội dung đã sửa hoặc bảo lưu, kèm theo ý kiến giải trình đối với nội dung bảo lưu, được chuyển đến Hội đồng thẩm định đề thẩm định lại. Quy trình thẩm định lại được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Trên đây là những tư vấn trả lời cho câu hỏi: Quy trình thẩm định chương trình giáo dục phổ thông diễn ra như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, vui lòng tìm và tham khảo thêm tại Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?