Trọng lượng tính cước vận tải trong vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt
Trọng lượng tính cước vận tải trong vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt được pháp luật quy định tại Điều 61 Thông tư 83/2014/TT-BGTVT quy định về việc vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành như sau:
1. Nguyên tắc xác định trọng lượng tính cước vận tải:
a) Hàng lẻ: tính theo trọng lượng thực tế, trọng lượng tối thiểu là 20 kg, nếu trên 20 kg thì phần lẻ dưới 05 kg quy tròn là 05 kg.
b) Hàng nguyên toa: tính theo trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe. Riêng đối với hàng cồng kềnh (danh mục hàng cồng kềnh do doanh nghiệp vận tải quy định) nếu trọng lượng hàng xếp ít hơn hoặc bằng 75% thì tính bằng 75% trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe; nếu trọng lượng hàng xếp lớn hơn 75% thì tính theo trọng tải thực tế. Trường hợp các loại hàng hóa cồng kềnh xếp chung với các loại hàng hóa không cồng kềnh thì tính như hàng hóa không cồng kềnh. Trọng lượng quy tròn hàng nguyên toa dưới 500 kg không tính, từ 500 kg đến dưới 1 tấn được tính là 01 tấn.
c) Trong một toa xe có nhiều loại hàng hóa với bậc cước khác nhau thì trọng lượng tính cước được xác định như sau: nếu người thuê vận tải ghi trọng lượng của từng loại hàng hóa thì tính cước riêng cho từng loại hàng rồi cộng gộp; nếu người thuê vận tải không ghi trọng lượng của từng loại hàng hóa hoặc ghi không đầy đủ thì phần không ghi trọng lượng được tính theo bậc cước có giá trị cao nhất trong các loại hàng hóa thuê vận tải; nếu tổng cộng trọng lượng hàng hóa chưa đủ trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe thì phần trọng tải chưa sử dụng được tính theo bậc cước của loại hàng hóa có trọng lượng lớn nhất hoặc tính theo bậc cước có giá trị thấp nhất trong các loại hàng hóa có cùng trọng lượng lớn nhất.
2. Trọng lượng của tất cả các vật dụng dùng để đóng gói hàng hóa phải tính vào trọng lượng của hàng hóa để tính cước vận tải.
3. Đối với hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ thì trọng lượng hàng hóa để tính cước vận tải là trọng tải sử dụng lớn nhất (bao gồm trọng tải đăng ký của công-ten-nơ và trọng lượng bì).
4. Việc xác định trọng lượng hàng hóa tính cước vận tải đối với thi hài, hài cốt và các loại hàng hóa đòi hỏi bảo quản, vận chuyển đặc biệt khác thực hiện theo quy định của doanh nghiệp.
5. Trọng lượng để tính các chi phí khác là trọng lượng để tính cước vận tải.
Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về trọng lượng tính cước vận tải trong vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 83/2014/TT-BGTVT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?