Nguyên tắc áp dụng biện pháp buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án hình sự đối với pháp nhân
Bộ luật hình sự 2015 bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018. Theo đó, một trong những điểm mới nhất của bộ luật là bổ sung thêm pháp nhân thương mại vào phạm vi chủ thể phải chịu trách nhiệm đối với một số tội danh nhất định do vậy, khái niệm về tội phạm đã được mở rộng bao gồm cả cá nhân và pháp nhân thương mại phạm tội. Cũng theo đó, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 khi ban hành đã dành riêng một chương quy định về thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân để đảm bảo phù hợp với các quy định của Bộ luật hình sự 2015.
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự của pháp nhân, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Theo đó, biện pháp buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.
Nguyên tắc áp dụng biện pháp buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án đối với pháp nhân khi tham gia tố tụng hình sự được quy định tại Khoản 2 Điều 439 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Cụ thể:
Chỉ buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án tương ứng với mức có thể bị phạt tiền hoặc để bồi thường thiệt hại.
Liên quan đến nội dung này, để bạn nắm rõ hơn, Ban biên tập xin gửi đến bạn một số thông tin như sau:
Về thẩm quyền, người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 113 của Bộ luật tố tụng hình sự có quyền ra quyết định tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân. Cụ thể bao gồm:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp.
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
Trong đó, quyết định buộc pháp nhân phải nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền phải nộp để bảo đảm thi hành án; việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp.
Trên đây là nội dung tư vấn về nguyên tắc áp dụng biện pháp buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án đối với pháp nhân khi tham gia tố tụng hình sự. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?