Quyết toán kinh phí bồi thường của Nhà nước từ 01/07/2018
Theo quy định tại Điều 63 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 (có hiệu lực ngày 01/07/2018) thì:
1. Sau khi chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm gửi giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc chi trả tiền bồi thường cho cơ quan tài chính đã cấp phát kinh phí để quyết toán theo quy định của pháp luật.
2. Kết thúc năm ngân sách, Bộ Tài chính, Sở Tài chính có trách nhiệm quyết toán kinh phí bồi thường theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Ngoài nội dung này, Ban biên tập xin cung cấp thêm cho bạn một số thông tin liên quan đến kinh phí bồi thường của Nhà nước. Cụ thể là: Kinh phí bồi thường cho người bị thiệt hại được lấy từ ngân sách nhà nước dùng để chi trả cho người bị thiệt hại và chi phí cho việc định giá tài sản, giám định thiệt hại.
Trên đây là nội dung tư vấn về quyết toán kinh phí bồi thường của Nhà nước từ 01/07/2018. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam hoạt động theo các nguyên tắc nào?
- Quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung gì? Doanh nghiệp có được thực hiện huy động vốn khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mẫu biên bản mã hóa mẫu sản phẩm, hàng hóa trong quá trình kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất?
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng có các quyền và nghĩa vụ nào?
- Thẩm quyền và tổ chức thực hiện đối với vốn đầu tư công đối với Tổng cục Hải quan được thực hiện như thế nào?