Hủy, sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
Theo quy định tại Điều 48 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 (có hiệu lực ngày 01/07/2018) thì việc hủy, sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường được quy định như sau:
1. Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường và đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày có một trong các căn cứ sau đây:
a) Không còn một trong các căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này;
b) Giả mạo văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
c) Giả mạo tài liệu, giấy tờ quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 và khoản 2 Điều 41 của Luật này để yêu cầu bồi thường.
2. Hậu quả do hủy quyết định giải quyết bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này được giải quyết như sau:
a) Trường hợp chưa chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại thì cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 51 của Luật này và thu hồi số tiền bồi thường đã tạm ứng (nếu có);
b) Trường hợp đã chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại thì cơ quan giải quyết bồi thường có trách nhiệm thu hồi số tiền bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại đã hoàn trả tiền bồi thường thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có trách nhiệm trả lại số tiền đã thu theo quy định tại Điều 69 của Luật này;
d) Giải quyết các hậu quả khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
3. Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường để giải quyết lại trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày có một trong các căn cứ sau đây:
a) Có hành vi thông đồng giữa người yêu cầu bồi thường với người giải quyết bồi thường, người có liên quan để trục lợi;
b) Theo yêu cầu của người yêu cầu bồi thường trong trường hợp người giải quyết bồi thường không đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều 43 của Luật này hoặc việc thương lượng được thực hiện không đúng thành phần, nội dung, thủ tục quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều 46 của Luật này.
4. Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện quyết định giải quyết bồi thường có lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai.
5. Quyết định hủy, sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường phải được gửi ngay cho người yêu cầu bồi thường, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Như vậy, việc hủy, sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường sẽ được tiến hành khi có một trong các căn cứ luật định. Trong đó, trường hợp hủy quyết định giải quyết bồi thường thì sẽ được giải quyết như sau:
Thứ nhất, trường hợp chưa chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại thì cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường.
Thứ hai, trường hợp đã chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại thì cơ quan giải quyết bồi thường có trách nhiệm thu hồi số tiền bồi thường.
Thứ ba, trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại đã hoàn trả tiền bồi thường thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có trách nhiệm trả lại số tiền đã thu.
Trên đây là nội dung tư vấn về hủy, sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 02c - Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu năm 2025?
- Đất xây dựng công trình xử lý nước thải tại khu vực đô thị và nông thôn có được miễn tiền thuê đất hay không?
- Cây ATM có hoạt động vào dịp tết Nguyên đán 2025 không?
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất là Luật nào?
- Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?