Nghĩa vụ của người nhận hàng theo hình thức vận tải bằng đường sắt được pháp luật quy định như thế nào?
Nghĩa vụ của người nhận hàng theo hình thức vận tải bằng đường sắt được pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 83/2014/TT-BGTVT quy định về việc vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành, như sau:
a) Khi nhận được tin báo hàng đến, người nhận hàng phải đến ga nhận hàng hóa trong thời hạn và thực hiện những nội dung quy định tại Điều 26 và Điều 41 của Thông tư này;
b) Xuất trình hóa đơn gửi hàng hóa và các giấy tờ khác để chứng minh quyền nhận hàng hóa của mình;
c) Chịu chi phí xếp, dỡ hàng hóa nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận khác;
d) Thanh toán chi phí phát sinh do việc chậm tiếp nhận hàng hóa;
đ) Thông báo cho doanh nghiệp biết về việc nhận đủ hàng hóa và các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của doanh nghiệp; nếu không thông báo thì không có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo vệ quyền, lợi ích liên quan đến hàng hóa của mình;
e) Thanh toán toàn bộ tiền cước vận tải và các chi phí khác.
Như vậy, người nhận hàng hóa có trách nhiệm xuất trình các giấy tờ chứng minh quyền nhận hàng hóa của mình, thanh toán các chi phí pháp sinh thuộc nghĩa vụ thanh toán của mình.
Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập về nghĩa vụ của người nhận hàng theo hình thức vận tải bằng đường sắt. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 83/2014/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Luật Biển Việt Nam mới nhất hiện nay?
- Động đất được hiểu như thế nào? Các mức cấp độ rủi ro thiên tai do động đất 2025?
- Doanh nghiệp hoạt động hóa chất tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất định kỳ khi nào?
- Quy định về sinh hoạt định kỳ của đảng bộ cơ sở, chi bộ năm 2025?