Hoạt động của thuyền viên nước ngoài đi bờ được quy định như thế nào?

Hoạt động của thuyền viên nước ngoài đi bờ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Mai Linh. Tôi rất quan tâm tới các quy định về thực hiện thủ tục biên phòng cảng biển. Tôi được biết hiện đã có văn bản mới hướng dẫn cụ thể nhưng không rõ lắm nên tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, cụ thể là hoạt động của thuyền viên nước ngoài đi bờ được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (mailinh***@gmail.com)  

Hoạt động của thuyền viên nước ngoài đi bờ được quy định tại Điều 29 Nghị định 77/2017/NĐ-CP quy định quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng (có hiệu lực từ ngày 20/08/2017) như sau:

1. Trong thời gian tàu thuyền neo đậu tại cửa khẩu cảng, hằng ngày, thuyền viên nước ngoài được phép đi bờ trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu thuyền neo đậu đến 24 giờ, không phải đề nghị cấp thị thực, nhưng phải có Giấy phép đi bờ của thuyền viên do Biên phòng cửa khẩu cảng cấp theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.

2. Thuyền viên được phép đi bờ sau khi tàu thuyền đã hoàn thành thủ tục nhập cảnh, chuyển cảng đến và phải trở về tàu trước khi tàu thuyền làm thủ tục xuất cảnh, chuyển cảng đi.

Riêng đối với tàu thuyền thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng biển, thuyền viên được phép đi bờ ngay sau khi tàu thuyền neo đậu an toàn tại cảng.

Thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm trong trường hợp thủ tục xuất cảnh, chuyển cảng đi bị chậm trễ do thuyền viên đi bờ chưa trở về tàu.

3. Thuyền viên đi bờ hoặc xuất cảnh qua các cửa khẩu khác

a) Khi đi bờ trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu thuyền neo đậu:

Thuyền viên phải mang theo Giấy phép đi bờ của thuyền viên và giấy tờ tùy thân đã khai báo, xuất trình khi làm thủ tục nhập cảnh; chấp hành hướng dẫn và chịu sự kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng; tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan.

Thuyền viên nghỉ qua đêm trên bờ phải có đơn đề nghị của thuyền trưởng và được Biên phòng cửa khẩu cảng cấp Giấy phép theo quy định tại Điều 25 Nghị định này;

b) Khi đi bờ ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu thuyền neo đậu hoặc xuất cảnh qua cửa khẩu khác:

Thuyền viên phải có thị thực, trừ trường hợp mang hộ chiếu thuộc diện được miễn thị thực Việt Nam và tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh. Biên phòng cửa khẩu cảng cấp thị thực theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.

Trường hợp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của thuyền viên hết giá trị sử dụng hoặc không có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, thuyền viên được sử dụng số thuyền viên để nhập cảnh, xuất cảnh.

4. Thuyền viên đi bờ có hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo đó, Điều 22, 23 và 25 Nghị định này quy định như sau:

Điều 22. Cấp thị thực

1. Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện cấp thị thực theo quy định tại Điều 18 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014.

2. Trường hợp vì lý do khách quan không đủ thời gian để nộp bản chính Công văn trả lời đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, theo văn bản đề nghị của người làm thủ tục, Biên phòng cửa khẩu cảng cho phép người làm thủ tục nộp bản fax hoặc bản sao để làm thủ tục cấp thị thực và trong thời hạn 03 ngày từ khi nộp bản fax hoặc bản sao, người làm thủ tục phải nộp bản chính cho Biên phòng cửa khẩu cảng.

3. Ngay sau khi tiếp nhận đầy đủ giấy tờ do người đề nghị cấp thị thực nộp và xuất trình, Biên phòng cửa khẩu cảng kiểm tra, đối chiếu và thực hiện cấp thị thực theo quy định tại trụ sở Biên phòng cửa khẩu cảng hoặc tại tàu đối với tàu chở khách du lịch quốc tế.

4. Đối tượng, thủ tục cấp thị thực điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật về cấp thị thực điện tử.

Điều 23. Cấp Giấy phép đi bờ của thuyền viên

1. Đối tượng được cấp Giấy phép đi bờ của thuyền viên

Thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài đã hoàn thành thủ tục nhập cảnh, thủ tục chuyển cảng đến, có nhu cầu đi bờ trong thời gian tàu thuyền neo đậu tại cửa khẩu cảng.

2. Giá trị sử dụng của Giấy phép đi bờ của thuyền viên

a) Chỉ có giá trị sử dụng trong một chuyến tàu;

b) Đối với thuyền viên nước ngoài trên tàu thuyền chuyên tuyến và tàu thuyền hoạt động tại vùng biển ngoài vùng nước cửa khẩu cảng, theo đề nghị của thuyền trưởng, Biên phòng cửa khẩu cảng cho phép thuyền viên được sử dụng Giấy phép đi bờ của thuyền viên trong nhiều chuyến, tàu với thời hạn không quá 01 tháng, kể từ ngày cấp;

c) Người làm thủ tục có trách nhiệm thu hồi Giấy phép đi bờ của thuyền viên hết giá trị sử dụng để nộp lại cho Biên phòng cửa khẩu cảng.

3. Thủ tục cấp Giấy phép đi bờ của thuyền viên

a) Người làm thủ tục đăng ký đề nghị đi bờ cho thuyền viên tại mục ghi chú trong Bản khai chung.

Trường hợp chưa đăng ký tại Bản khai chung, nếu thuyền viên có nhu cầu đi bờ, thuyền trưởng phải có văn bản đề nghị gửi Biên phòng cửa khẩu cảng;

b) Ngay sau khi tiếp nhận đề nghị cho phép thuyền viên đi bờ, Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện cấp Giấy phép đi bờ của thuyền viên tại trụ sở Biên phòng cửa khẩu cảng;

c) Lệ phí cấp Giấy phép đi bờ của thuyền viên theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Điều 25. Cấp Giấy phép cho người Việt Nam và người nước ngoài xuống tàu thuyền nước ngoài, người nước ngoài xuống tàu thuyền Việt Nam neo đậu tại cảng; người điều khiển phương tiện Việt Nam, phương tiện nước ngoài cập mạn tàu thuyền nước ngoài; thuyền viên nước ngoài nghỉ qua đêm trên bờ hoặc xuống các tàu thuyền khác đang neo đậu tại cảng

1. Đối tượng được cấp Giấy phép

a) Người Việt Nam, người nước ngoài xuống tàu thuyền nước ngoài neo đậu tại cảng để thực hiện các hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, thăm quan;

b) Người nước ngoài xuống tàu thuyền Việt Nam neo đậu tại cảng để thực hiện các hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, thăm quan;

c) Người điều khiển phương tiện Việt Nam, nước ngoài cập mạn tàu thuyền nước ngoài;

d) Thuyền viên nước ngoài đề nghị nghỉ qua đêm trên bờ hoặc xuống các tàu thuyền khác đang neo đậu tại cảng.

2. Giá trị sử dụng của Giấy phép

a) Giấy phép cấp cho các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này có giá trị sử dụng trong một chuyến tàu thời hạn không quá 10 ngày;

b) Giấy phép cấp cho các đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này có giá trị sử dụng trong một chuyến tàu theo thời hạn ghi trong Giấy phép;

c) Người mang Giấy phép chỉ được xuống tàu thuyền nước ngoài được ghi trong Giấy phép; xuất trình Giấy phép kèm theo giấy tờ tùy thân có số giấy tờ được ghi trong Giấy phép cho lực lượng giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng;

d) Đối với cán bộ, công nhân viên các cơ quan, doanh nghiệp, đại lý tàu biển làm việc, giao dịch với tàu thuyền hoạt động ngoài khơi, công nhân ở khu vực giàn khoan, theo đề nghị của cơ quan, doanh nghiệp chủ quản, Biên phòng cửa khẩu cảng cho phép người mang Giấy phép được xuống tất cả các tàu thuyền nước ngoài neo đậu, hoạt động tại khu vực đó.

3. Thủ tục cấp Giấy phép:

a) Người đề nghị cấp Giấy phép hoặc đại diện cơ quan, doanh nghiệp chủ quản nộp và xuất trình cho Biên phòng cửa khẩu cảng các loại giấy tờ sau:

Giấy tờ phải nộp: Giấy giới thiệu hoặc công văn của cơ quan, doanh nghiệp chủ quản, giấy mời hoặc đơn đề nghị của thuyền trưởng.

Trường hợp cơ quan doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép cho từ 02 người trở lên: 01 danh sách trích ngang của người đề nghị cấp Giấy phép nội dung gồm: Họ tên; quốc tịch; nơi sinh; ngày, tháng, năm sinh; chức vụ; số của Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

Giấy tờ phải xuất trình:

Đối với người nước ngoài quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này: Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

Đối với người Việt Nam quy định tại các điểm a, c khoản 1 Điều này: Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu;

b) Ngay sau khi tiếp nhận đầy đủ các loại giấy tờ quy định tại điểm a khoản này, Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện cấp Giấy phép;

c) Lệ phí cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

4. Người được cấp Giấy phép xuống tàu phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật Việt Nam và quy định ghi trong Giấy phép.

5. Biên phòng cửa khẩu cảng từ chối cấp Giấy phép và phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do đối với các trường hợp sau:

a) Vì lý do quốc phòng, an ninh;

b) Người đề nghị cấp Giấy phép thuộc diện chưa cho xuất cảnh hoặc tạm hoãn xuất cảnh Việt Nam; sử dụng giấy tờ tùy thân giả mạo hoặc hết giá trị sử dụng;

c) Cần thiết để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống dịch bệnh.

Trên đây là nội dung tư vấn về hoạt động của thuyền viên nước ngoài đi bờ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 77/2017/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thuyền viên
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thuyền viên
Hỏi đáp Pháp luật
Thuyền viên làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài cần báo trước bao nhiêu ngày trước khi nghỉ việc?
Hỏi đáp Pháp luật
Thay đổi quy định về giá trị sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên từ ngày 01/9/2023?
Hỏi đáp pháp luật
Ngạch thuyền viên kiểm ngư
Hỏi đáp pháp luật
Điều khiển tàu thủy nội địa có trọng tải 200 tấn không có sổ danh bạ thuyền viên phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Thuyền viên là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Thuyền viên tàu thủy nội địa không có chứng chỉ chuyên môn phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp pháp luật
Thuyền viên tàu thủy nội địa sử dụng chứng chỉ nghiệp vụ giả bị phạt thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thuyền viên tàu thủy nội địa đang làm việc có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililit máu bị xử phạt thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Không bố trí thuyền viên trông coi phương tiện khi thuyền neo đậu bị xử phạt thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Sử dụng thuyền viên tàu thủy nội địa không có tên trong danh bạ thuyền viên bị xử phạt thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thuyền viên
Thư Viện Pháp Luật
544 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thuyền viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào