Thời hạn và phạm vi sử dụng của giấy thông hành xuất, nhập cảnh qua lại biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Thời hạn và phạm vi sử dụng của giấy thông hành xuất, nhập cảnh qua lại biên giới Việt Nam - Trung Quốc được pháp luật quy định tại Điều 4 Thông tư 67/2013/TT-BCA quy định việc cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới cho công dân Việt Nam qua lại biên giới Việt Nam - Trung Quốc do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:
1. Giấy thông hành xuất, nhập cảnh theo quy định của Thông tư này có thời hạn không quá 12 tháng kể từ ngày cấp và không được gia hạn; được sử dụng nhiều lần trong phạm vi vùng biên giới.
2. Công dân Việt Nam xuất cảnh sang Trung Quốc bằng giấy thông hành xuất, nhập cảnh được hoạt động trong phạm vi vùng biên giới đối diện của Trung Quốc tiếp giáp Việt Nam.
Như vậy, thời hạn sử dụng giấy thông hành xuất, nhập cảnh qua lại biên giới Việt Nam - Trung Quốc là trong vòng 12 tháng, với trường hợp này thì giấy thông hành xuất, nhập cảnh không được gia hạn. Phạm vi sử dụng đối với giấy thông hành xuất, nhập cảnh trong trường hợp này chỉ được sử dụng trong phạm vi vùng biên giới đối diện của Trung Quốc tiếp giáp Việt Nam.
Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về thời hạn và phạm vi sử dụng của giấy thông hành xuất, nhập cảnh qua lại biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này, bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 67/2013/TT-BCA.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Có cần nộp sổ nhật ký tập sự hành nghề luật sư khi tiến hành kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư không?
- Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước bao gồm những loại nào? Hình thức xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án?
- Thời điểm kiểm toán tài sản kết cấu hạ tầng được đầu tư theo hình thức đối tác công tư là khi nào?
- Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước có bao nhiêu nhóm thông tin chính?
- Tài sản công tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm những loại tài sản nào? Cần tuân thủ những nội dung gì khi tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp sử dụng tài sản công được giao vào mục đích kinh doanh?