Hoàn trả của người thi hành công vụ theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 (có hiệu lực ngày 01/07/2018) thì hoàn trả được định nghĩa như sau:
Hoàn trả là trách nhiệm của người thi hành công vụ gây thiệt hại phải trả lại một khoản tiền cho ngân sách nhà nước theo quy định của Luật này.
- Việc hoàn trả của người thi hành công vụ được thực hiện như sau (Điều 68):
Việc hoàn trả có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và phải được xác định trong quyết định hoàn trả.
Trường hợp việc hoàn trả được thực hiện bằng cách trừ dần vào thu nhập từ tiền lương hằng tháng của người thi hành công vụ thì mức trừ tối thiểu là 10% và tối đa là 30% thu nhập từ tiền lương hằng tháng.
Trường hợp người thi hành công vụ phải hoàn trả là người đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi hoặc phụ nữ đang mang thai thì được hoãn việc hoàn trả theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.
Nhìn chung, chế định pháp luật về hoàn trả đã hình thành từ rất sớm và so với các văn bản trước đây thì vấn đề này ngày càng được hoàn thiện hơn. Trong điều kiện hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, nhận thức pháp luật của người dân ngày càng được nâng cao thì đồi hỏi việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức phải nghiêm minh.
Trên đây là nội dung tư vấn về hoàn trả của người thi hành công vụ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?