Đốt lò gạch bằng than có được phép tồn tại hay không?
Đối với việc xóa bỏ lò gạch thủ công trên địa bàn thành phố Hà Nội. UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 130/KH-UBND ngày 17/10/2012 về triển khai thực hiện việc xóa bỏ các lò gạch thủ công trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2012. Trong đó, Thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã:
1.1. Tập trung chỉ đạo rà soát và báo cáo tình hình triển khai thực hiện việc xóa bỏ các lò gạch thủ công tại địa phương…
Căn cứ Quyết định số 4524/QĐ-UBND ngày 29/9/2011 của UBND Thành phố phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 6021/QĐ-UBND ngày 27/12/2011 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Đề án “Điều tra thực trạng đất sản xuất gạch ngói trên địa bàn thành phố Hà Nội”; rà soát, đề xuất cụ thể việc chuyển đổi sản xuất (xác định khu vực, vị trí, diện tích, công suất lò, công nghệ sản xuất, sự phù hợp với các quy hoạch liên quan,...)
Báo cáo cụ thể những việc đã làm được, chưa làm được, các trường hợp vi phạm đã xử lý (vi phạm về quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường,...), các khó khăn vướng mắc, đề xuất giải pháp xử lý, đánh giá về việc thực hiện đúng quy hoạch, đúng thủ tục theo quy định.
1.2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến các xã, phường, thị trấn, các chủ lò gạch thủ công việc thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung, Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 29/6/2010 của UBND Thành phố về việc tăng cường kiểm tra rà soát tình hình sản xuất gạch ngói đất sét nung trên địa bàn Thành phố và triển khai thực hiện Chương trình Phát triển vật liệu xây không nung của Chính phủ và các quy định liên quan trong quý IV/2012.
1.3. Thành lập Đoàn giám sát việc thực hiện Kế hoạch; tổ chức kiểm tra thực tế tại tại các cơ sở sản xuất gạch nung bằng lò thủ công: Kiểm tra việc giao đất, cho thuê đất sử dụng đất, việc thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, môi trường, thẩm quyền chấp thuận dự án và các vấn đề liên quan khác; phát hiện và xử lý các vi phạm theo thẩm quyền; kiên quyết thực hiện việc cưỡng chế tháo dỡ lò thù công đối với các trường hợp chủ lò không tự tháo dỡ; giám sát việc triển khai thực hiện và báo cáo kết quả theo tiến độ đề ra.
Sau khi tiếp nhận ý kiến của bà, Cổng GTĐT đã chuyển đến UBND huyện Gia Lâm xem xét, giải quyết.
Trân trọng,
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?