Người thi hành công vụ theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) thì:
Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án.
Như vậy, theo quy định nêu trên cùng với các quy định khác về cán bộ, công chức và công vụ thì để xác định người thi hành công vụ phải xét ở hai khía cạnh.
Thứ nhất về chủ thể, người thi hành công vụ phải là cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nước hoặc cũng có thể là một công dân bất kỳ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền huy động, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.
Thứ hai về phạm vi nhiệm vụ thực hiện, chỉ có thể được coi là thi hành công vụ khi công việc mà họ làm phải là thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức nhằm phục vụ lợi ích chung của nhà nước, của xã hội. Tóm lại, thi hành công vụ tức là làm nhiệm vụ công (vì lợi ích chung của nhà nước, của xã hội).
Trên đây là nội dung tư vấn về người thi hành công vụ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền yêu cầu sửa đổi bổ sung nội dung hợp đồng lao động thuộc về ai?
- Thi vào 10 năm 2025-2026 thi mấy môn theo quy định mới nhất?
- Thời gian điều hành giá xăng dầu trong dịp tết Nguyên đán 2025?
- Tiêu chuẩn học sinh xuất sắc cấp 3 Chương trình mới năm 2025?
- Các bước đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử bán tài sản công 2025 chi tiết?