Phân nhóm phương tiện thủy nội địa để định biên được quy định như thế nào?
Phân nhóm phương tiện thủy nội địa để định biên được quy định tại Điều 18 Thông tư 47/2015/TT-BGTVT quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành và điều này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Thông tư 04/2017/TT-BGTVT như sau:
1. Nhóm I
a) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 100 người.
b) Phà có trọng tải toàn phần trên 150 tấn.
c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 1000 tấn.
d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1000 tấn.
đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này có tổng công suất máy chính trên 400 sức ngựa.
2. Nhóm II
a) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 50 người đến 100 người.
b) Phà có trọng tải toàn phần trên 50 tấn đến 150 tấn.
c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 150 tấn đến 1000 tấn.
d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 400 tấn đến 1000 tấn.
đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này có tổng công suất máy chính trên 150 sức ngựa đến 400 sức ngựa.
3. Nhóm III
a) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 12 người đến 50 người.
b) Phà có trọng tải toàn phần đến 50 tấn.
c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 150 tấn.
d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 400 tấn.
đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản 3 Điều này có tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa đến 150 sức ngựa.
Theo đó, phương tiện thủy nội địa được chia thành 3 nhóm để định biên theo quy định của Điều 17 Thông tư này, cụ thể như sau:
- Các biểu quy định tại Điều 19 của Thông tư này là định biên an toàn tối thiểu chức danh thuyền viên trên phương tiện phù hợp với hạng bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn để điều khiển phương tiện theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014, sau đây gọi chung là biểu định biên thuyền viên.
- Chủ phương tiện có trách nhiệm bố trí đủ số lượng các chức danh thuyền viên trên phương tiện bằng hoặc nhiều hơn số thuyền viên quy định tại Điều 19 của Thông tư này; trường hợp phương tiện hoạt động quá một ca làm việc trong một ngày, chủ phương tiện có trách nhiệm tổ chức, bố trí lao động phù hợp để đảm bảo đúng thời gian làm việc theo quy định của Bộ luật Lao động.
Trên đây là nội dung tư vấn về phân nhóm phương tiện thủy nội địa để định biên. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 47/2015/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?