Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự theo lãnh thổ
Đối với thắc mắc của bạn, trước hết cần xác định đây là vấn đề thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ được quy định tại Khoản 1 Điều 269 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:
Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.
Đối chiếu với trường hợp của bạn, em trai bạn mặc dù cư trú ổn định tại Nha Trang và mới vào làm ăn tạm thời tại TP.HCM, tuy nhiên hành vi trộm cắp tài sản của em bạn lại được thực hiện ở TP.HCM cụ thể là tại quận Tân Phú. Do vậy, Tòa án quận Tân Phú có thẩm quyền xét xử vụ án trộm cắp tài sản của em trai bạn là hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật, thông tin mà bạn được tiếp nhận là hoàn toàn chính xác.
Ngoài ra, liên quan đến vấn đề này, để bạn nắm rõ hơn, chúng tôi xin cung cấp thêm một số thông tin như sau:
Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử.
Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.
Như vậy, việc quy định thẩm quyền xét xử thuộc về Tòa án nơi tội phạm được thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn trong việc tiến hành các hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng hoặc những người liên quan trong vụ án. Mặt khác, việc xử lý vụ án tại nơi tội phạm được thực hiện cũng đảm bảo tốt hơn sự có mặt của những người tham gia tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Các vụ án về các tội phạm xảy ra ở nước ngoài bị đưa về nước xét xử sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh mà không phụ thuộc vào loại tội phạm được thực hiện. Bởi vì, phân định như thế mới đảm bảo cho các hoạt động tố tụng ở nước ngoài, các quan hệ với các cơ quan tố tụng nước ngoài trong ủy thác hoạt động tư pháp, trong tương trợ hoạt động tư pháp,…
Đối với những tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải của Việt Nam thì được quy định theo Điều 270 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về thẩm quyền xét xử vụ án hình sự theo lãnh thổ. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Trân trong!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?