Xuất khẩu, nhập khẩu LPG khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LPG
Việc xử lý hành vi xuất khẩu, nhập khẩu LPG khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LPG được quy định cụ thể tại Điểm a Khoản 5, Điểm i Khoản 6 và Khoản 7 Điều 36 Nghị định 67/2017/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, như sau:
5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu LPG khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LPG hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LPG đã hết thời hạn hiệu lực hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LPG đã bị tước, bị thu hồi;
...
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
…
i) Đình chỉ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu LPG từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 5 Điều này;
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b của các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa là LPG đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 5 Điều này.
Như vậy, nếu có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu LPG khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LPG sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng kèm theo hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu LPG từ 01 tháng đến 03 tháng. Bên cạnh đó chủ thể có hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm và buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa là LPG.
Trên đây là những tư vấn của Ban biên tập về xử lý hành vi xuất khẩu, nhập khẩu LPG khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LPG. Hi vọng rằng giải đáp trên sẽ giúp ích được nhiều cho quý đọc giả. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, vui lòng tìm và tham khảo thêm tại Nghị định 67/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Hành vi vi phạm các quy định về tìm kiếm cứu nạn trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam là những hành vi nào?
- Thế nào là hành vi vi phạm quy định về trục vớt tài sản chìm đắm trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam?
- Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường biển khi tàu thuyền nước ngoài chạy bằng năng lượng hạt nhân đi qua lãnh hải Việt Nam là những hành vi nào?
- Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường biển do tàu thuyền gây ra là những hành vi nào?
- Để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, việc góp vốn thành lập công ty phải tuân thủ quy tắc nào?