Chủ thể nào được quyền thực hiện hoạt động pha chế xăng dầu?
Tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 34 Nghị định 67/2017/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với thương nhân đầu mối thực hiện pha chế xăng dầu nhưng không đăng ký cơ sở pha chế theo quy định.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện pha chế xăng dầu khi không phải là thương nhân đầu mối;
...
Như vậy, từ quy định trên ta có thể rút ra kết luận: Chủ thể được quyền thực hiện hoạt động pha chế xăng dầu là thuương nhân đầu mối, ngoài chủ thể này ra thì những chủ thể khác không được tiến hành hoạt động này. Tuy nhiên muốn thực hiện pha chế xăng dầu thì bắt buộc phải tiến hành đăng ký cơ sở pha chế theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những tư vấn của Ban biên tập về quy định chủ thể nào được quyền thực hiện hoạt động pha chế xăng dầu. Hi vọng rằng giải đáp trên sẽ giúp ích được nhiều cho quý độc giả. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, vui lòng tìm và tham khảo thêm tại Nghị định 67/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?