Tội vi phạm quy định về quản lý chất độc theo Bộ Luật hình sự 2015
Theo quy định tại Điều 312 Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018), được sửa đổi bởi Khoản 114 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì:
1. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán hoặc xử lý chất cháy, chất độc gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
- Dấu hiệu pháp lý của tội danh này là:
Khách thể: Tội phạm xâm phạm đến chế độ quản lý của nhà nước về chất độc, đồng thời xâm phạm đến tín mạng, sức khỏe, tín mạng con người. Đối tượng tác động của tội phạm là chất độc (Những chất có độc tính rất cao và rất có hại đối với sức khoẻ và tính mạng của con người, nếu bị nhiễm phải một liều lượng nhất định nào đó).
Chủ thể: Chủ thể của tội danh này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt tuổi luật định, chịu trách nhiệm trong việc quản lý việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển hoặc mua bán chất độc.
Mặt khách quan: Người phạm tội vi phạm quy định trong việc quản lý việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển hoặc mua bán chất độc. Gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tín mạng của con người.
Hậu quả không là dấu hiệu bắt buộc để truy cứu trách nhiệm hình sự, có nghĩa là chỉ cần thực hiện hành nêu trên thì đã đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Hậu quả chỉ mang ý nghĩa định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với tội danh này.
Mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý.
- Hình phạt áp dụng của tội danh này là:
Đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm (Khoản 2) hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm (Khoản 3).
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là nội dung tư vấn về tội vi phạm quy định về quản lý chất độc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Bộ Luật hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?