Xử phạt hành vi vận chuyển thuốc cấm, thuốc không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam
Xử phạt hành vi vận chuyển thuốc cấm, thuốc không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam được quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật như sau:
Vận chuyển thuốc cấm, thuốc không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam thì áp dụng xử phạt vi phạm hành chính như hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Điều 25 Nghị định này.
Theo đó, danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam được quy định tại Thông tư 03/2016/TT-BNNPTNT công bố danh mục, mã HS thuốc bảo vệ thực vật được phép và cấm sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và Thông tư 06/2017/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 03/2016/TT-BNNPTNT Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam; công bố mã HS đối với thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Bạn có thể tra cứu và tham khảo thêm 2 văn bản này để biết thông tin về các loại thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
Và việc xử phạt sẽ được thực hiện tương tự như hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, cụ thể như sau:
+ Nếu tổ chức, cá nhân vận chuyển:
- Dưới 5 kilôgam (hoặc 5 lít) thuốc thành phẩm thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
- Từ 5 kilôgam (hoặc 5 lít) đến dưới 20 kilôgam (hoặc 20 lít) thuốc thành phẩm thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
- Từ 20 kilôgam (hoặc 20 lít) đến dưới 100 kilôgam (hoặc 100 lít) thuốc thành phẩm thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
- Từ 100 kilôgam (hoặc 100 lít) đến dưới 300 kilôgam (hoặc 300 lít) thuốc thành phẩm thì sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
- Từ 300 kilôgam (hoặc 300 lít) đến dưới 500 kilôgam (hoặc 500 lít) thuốc thành phẩm thì sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng
- Từ 500 kilôgam (hoặc 500 lít) đến dưới 1.000 kilôgam (hoặc 1.000 lít) thuốc thành phẩm thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
- Từ 1.000 kilôgam (hoặc 1.000 lít) thuốc thành phẩm trở lên thì sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
Ngoài phạt tiền, còn có những hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả, bạn có thể tham khảo thêm tại Điều 25 Nghị định này để biết rõ chi tiết.
Trên đây là nội dung tư vấn về xử phạt hành vi vận chuyển thuốc cấm, thuốc không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 31/2016/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc từ ngày 01/01/2025 là bao nhiêu?
- Doanh nghiệp có phải chuẩn bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho nhân viên bán xăng?
- Giáng sinh 2024 ngày nào? Còn bao nhiêu ngày nữa đến Giáng sinh 2024? Người lao động nghỉ Giáng sinh 2024 bao nhiêu ngày?
- Khi được tham gia hội thảo với nội dung “Học sinh trung học phổ thông với Văn hóa giao thông”, sẽ chuẩn bị và tham gia những ý kiến nào với Hội thảo? Vì sao?
- Hướng dẫn đăng ký cư trú cho người chưa thành niên từ 10/1/2025?