Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ Luật hình sự 2015
Theo quy định tại Điều 308 Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018), được sửa đổi bởi Khoản 110 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì:
1. Người nào được giao vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ mà thiếu trách nhiệm để người khác sử dụng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Dấu hiệu pháp lý của tội danh này là:
Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến chế độ quản lý công cụ hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. Đối tượng tác động của tội phạm là công cụ hỗ trợ.
Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt tuổi luật định (người được giao giữ vật liệu nổ).
Mặt khách quan: Về hành vi, có hành vi thiếu trách nhiệm (thực hiện đầy đủ yêu cầu công việc được giao) trong việc giữ công cụ hỗ trợ. Hành vi này được biểu hiện như: Được giao trực tiếp giữ công cụ hỗ trợ nhưng đã lơ là chủ quan không thực hiện đúng quy định về quản lý công cụ hỗ trợ đã để cho ngưòi khác sử dụng và đã gây ra hậu quả là thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.
Hậu quả: Hành vi nêu trên phải gây ra hậu quả là thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý.
- Hình phạt áp dụng đối với tội danh này là:
Đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản: Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm (Khoản 2) hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm (Khoản 3).
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là nội dung tư vấn về tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Bộ Luật hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?