Biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt hành chính lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí
Biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt hành chính lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 67/2017/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc tháo dỡ công trình hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; buộc tháo dỡ trạm nạp, trạm cấp LPG, LNG, CNG;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đo thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa là xăng dầu, khí;
đ) Buộc kiểm định và đăng ký máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn nạp LNG vào phương tiện vận tải theo quy định; buộc kiểm định theo quy định các bồn chứa LNG, CNG thiết bị phụ trợ tại các cơ sở vật chất kinh doanh LNG, CNG;
e) Buộc thu hồi chai LPG;
g) Buộc hoàn trả tiền ký cược cho khách hàng khi khách hàng không còn nhu cầu sử dụng chai LPG.
Trên đây là nội dung tư vấn về biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí. Để hiểu chi tiết vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 67/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?