Trách nhiệm của người chỉ huy đơn vị đối với việc kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động trong Quốc phòng

Trách nhiệm của người chỉ huy đơn vị đối với việc kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động trong Quốc phòng được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là một chiến sĩ biên phòng, tôi có một thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp như sau: Trách nhiệm của người chỉ huy đơn vị đối với việc kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động trong Quốc phòng được pháp luật quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Chân thành cảm ơn! Minh Duy (0168*******)

Trách nhiệm của người chỉ huy đơn vị đối với việc kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động trong Quốc phòng được pháp luật quy định tại Điều 20 Thông tư 142/2017/TT-BQP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng, như sau:

1. Xây dựng, tổ chức thực hiện quy định, nội quy, quy trình, chương trình, kế hoạch công tác an toàn, vệ sinh lao động của đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc quyền.

2. Trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho quân nhân và người lao động; tổ chức huấn luyện, hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động.

3. Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phân công người giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong đơn vị, phối hợp với Công đoàn cơ sở, hoặc Hội đồng quân nhân, hoặc đại diện tập thể người lao động xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

4. Thường xuyên rà soát, bổ sung nội quy, quy định an toàn, vệ sinh lao động, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc; tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho quân nhân, người lao động.

5. Thực hiện khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động, công tác huấn luyện, công tác đăng ký, kiểm định.

6. Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở, hoặc Hội đồng quân nhân, hoặc đại diện tập thể người lao động tổ chức phát động phong trào quần chúng thực hiện an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường ở đơn vị.

7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở đơn vị mình phụ trách.

Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm của người chỉ huy đơn vị đối với việc kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động trong Quốc phòng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 142/2017/TT-BQP.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
344 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào