Tiêu chuẩn, điều kiện, chế độ hoạt động của Người đại diện theo ủy quyền của VIETTEL ở doanh nghiệp khác

Tiêu chuẩn, điều kiện, chế độ hoạt động của Người đại diện theo ủy quyền của VIETTEL ở doanh nghiệp khác được quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Em tên là Thanh Hiên, em đang là sinh viên năm cuối tại Đại học Mở TPHCM. Em đang làm một chuyên đề liên quan đến Tập đoàn viễn thông quân đội Việt Nam, để hoàn thành chuyên đề, em có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp em, cụ thể là tiêu chuẩn, điều kiện, chế độ hoạt động của Người đại diện theo ủy quyền của VIETTEL ở doanh nghiệp khác được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Em mong Ban biên tập có thể tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0166***)

Tiêu chuẩn và điều kiện và chế độ hoạt động của Người đại diện theo ủy quyền của VIETTEL ở doanh nghiệp khác được quy định tại Điều 57 Nghị định 101/2014/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội như sau:

1. Người đại diện theo ủy quyền của VIETTEL ở doanh nghiệp khác phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam và là người của VIETTEL.

b) Có đủ năng lực hành vi dân sự.

c) Có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ.

d) Hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật.

đ) Có trình độ chuyên môn bậc đại học trở lên, có khả năng, kinh nghiệm thực tế từ ba (03) năm trở lên về quản lý tài chính doanh nghiệp, về kinh doanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu của vị trí được ủy quyền làm Người đại diện. Trường hợp doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài thì Người đại diện phải có đủ trình độ ngoại ngữ để làm việc trực tiếp với người nước ngoài mà không cần phiên dịch.

e) Không là vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý, điều hành doanh nghiệp có phần vốn góp của VIETTEL và của người có thẩm quyền quyết định việc ủy quyền làm Người đại diện.

g) Người đại diện theo ủy quyền tham gia vào Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp phải có đủ tiêu chuẩn và điều kiện tương ứng với chức danh đó theo quy định của pháp luật và Quy chế công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

h) Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

i) Tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định của Chính phủ và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. Chế độ hoạt động của Người đại diện theo ủy quyền

a) Người đại diện theo ủy quyền làm việc theo chế độ:

- Chuyên trách trong ban quản lý, điều hành tại doanh nghiệp (Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc, Ban Giám đốc).

- Kiêm nhiệm trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.

b) Thời hạn ủy quyền cho Người đại diện:

- Thời hạn ủy quyền cho Người đại diện do VIETTEL quyết định theo nhiệm kỳ Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.

- Trường hợp có sự thay đổi Người đại diện theo ủy quyền trong nhiệm kỳ Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị thì thời hạn ủy quyền Người đại diện là thời gian còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị đó.

c) Người đại diện đã được VIETTEL ủy quyền thì không được giao, ủy quyền lại cho người khác đại diện thay mình biểu quyết, quyết định các nội dung đã được chủ sở hữu phần vốn nhà nước ủy quyền, cho ý kiến.

Ngoài ra, người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp còn được quy định tại Điều 15 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:

1. Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.

2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện theo quy định sau đây:

a) Tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện;

b) Tổ chức là cổ đông công ty cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện.

3. Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức cử nhiều người đại diện theo ủy quyền thì phải xác định cụ thể phần vốn góp, số cổ phần, cho mỗi người đại diện. Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty không xác định phần vốn góp, số cổ phần tương ứng cho mỗi người đại diện theo ủy quyền, phần vốn góp, số cổ phần sẽ được chia đều cho số lượng người đại diện theo ủy quyền.

4. Việc chỉ định người đại diện theo ủy quyền phải bằng văn bản, phải thông báo cho công ty và chỉ có hiệu lực đối với công ty kể từ ngày công ty nhận được thông báo. Văn bản ủy quyền phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông;

b) Số lượng người đại diện theo ủy quyền và tỷ lệ cổ phần, phần vốn góp tương ứng mỗi người đại diện theo ủy quyền;

c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của từng người đại diện theo ủy quyền;

d) Thời hạn ủy quyền tương ứng của từng người đại diện theo ủy quyền; trong đó ghi rõ ngày bắt đầu được ủy quyền;

đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và của người đại diện theo ủy quyền.

5. Người đại diện theo ủy quyền phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;

c) Thành viên, cổ đông là công ty có phần vốn góp hay cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không được cử vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quản lý và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện theo ủy quyền tại công ty khác;

d) Các tiêu chuẩn và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.

Trên đây là nội dung quy định về tiêu chuẩn và điều kiện và chế độ hoạt động của Người đại diện theo ủy quyền của VIETTEL ở doanh nghiệp khác. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 101/2014/NĐ-CP.

Trân trọng!

Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Hỏi đáp mới nhất về Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Hỏi đáp pháp luật
Giải quyết tiền lương tích lũy CBNV Tập đoàn Viễn thông quân đội
Hỏi đáp pháp luật
Quản lý lao động đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2016-2020
Hỏi đáp pháp luật
Tập đoàn Viễn thông Quân đội là tổ chức gì?
Hỏi đáp pháp luật
Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội là tổ chức gì?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Tập đoàn Viễn thông Quân đội về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet trong Quân đội
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm Tập đoàn Viễn thông Quân đội trong điều phối, ứng cứu sự cố mạng máy tính trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Đơn giá tiền lương của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Hỏi đáp pháp luật
Xác định quỹ tiền lương kế hoạch của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Hỏi đáp pháp luật
Xác định quỹ tiền lương thực hiện của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Hỏi đáp pháp luật
Yếu tố khách quan để xác định quỹ tiền lương thực hiện của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Thư Viện Pháp Luật
285 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tập đoàn Viễn thông Quân đội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tập đoàn Viễn thông Quân đội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào