Việc tổ chức quản lý Viettel của bộ máy tham mưu giúp việc được quy định như thế nào?
Việc tổ chức quản lý Viettel của bộ máy tham mưu giúp việc được quy định tại Điều 47 Nghị định 101/2014/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội như sau:
- Bộ máy giúp việc gồm các Phòng, Ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, kiểm tra, giúp việc Tổng Giám đốc trong quản lý, điều hành VIETTEL và Tập đoàn cũng như trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu, của cổ đông, của thành viên góp vốn hoặc bên liên doanh đối với các doanh nghiệp khác.
- Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và biên chế nhân sự của bộ máy tham mưu giúp việc do Tổng Giám đốc VIETTEL quyết định, phù hợp với mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
Thông thường, bộ máy giúp việc của những doanh nghiệp nhà nước sẽ bao gồm những phòng ban sau: Phòng Kỹ thuật – Tư vấn; Phòng Kế hoạch – Kinh doanh; Phòng Kế toán – Tài chính; Phòng Tổ chức - Hành chính và các phòng ban khác. Những phòng ban này sẽ hỗ trợ, tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc để đưa ra những quyết định phù hợp với mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
Trên đây là nội dung quy định về việc tổ chức quản lý Viettel của bộ máy tham mưu giúp việc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 101/2014/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quên mật khẩu Cuộc thi tuổi trẻ học tập làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2024 2025 lấy lại như thế nào?
- Mẫu Đơn đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 mới nhất theo Thông tư 24?
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?