Tổng Giám đốc VIETTEL có quyền gì trong việc tổ chức quản lý Viettel?

Tổng Giám đốc VIETTEL có quyền gì trong việc tổ chức quản lý Viettel? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Em tên là Thiên Mai, em đang là sinh viên năm cuối tại Học viện công nghệ bưu chính viễn thông TPHCM. Em đang làm một chuyên đề liên quan đến Tập đoàn viễn thông quân đội Việt Nam và để hoàn thành bài báo cáo của mình, em có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp em, cụ thể là tổng Giám đốc VIETTEL có quyền gì trong việc tổ chức quản lý Viettel? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Em mong Ban biên tập có thể tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0166***)

Quyền, trách nhiệm của Tổng Giám đốc VIETTEL trong việc tổ chức quản lý Viettel được quy định tại Điều 44 Nghị định 101/2014/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội như sau:

1. Nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do chủ sở hữu đầu tư cho VIETTEL.

2. Tổ chức thực hiện và bảo đảm các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh theo mệnh lệnh, chỉ thị của Bộ Quốc phòng; thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh thông tin và an toàn mạng lưới viễn thông đường trục quốc gia.

3. Xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động; sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của VIETTEL báo cáo Bộ Quốc phòng trình Chính phủ ban hành.

4. Xây dựng, báo cáo Bộ Quốc phòng thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh; Quyết định tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản đối với VIETTEL; chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm của VIETTEL; Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới Tập đoàn; Đề án thành lập, chủ trương tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản công ty con do VIETTEL nắm giữ 100% vốn điều lệ; Đề án tổ chức doanh nghiệp cấp II thành tổng công ty hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con.

5. Triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm của VIETTEL sau khi đề nghị và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Quốc phòng quyết định; quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm của VIETTEL và gửi quyết định đến Bộ Quốc phòng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, giám sát.

6. Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm, hàng năm và ngành, nghề kinh doanh của công ty con do VIETTEL nắm giữ 100% vốn điều lệ; quyết định phương án phối hợp kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia Tập đoàn thông qua việc sử dụng quyền chi phối của VIETTEL phù hợp quy định của pháp luật tại các doanh nghiệp này.

7. Báo cáo Bộ Quốc phòng đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của VIETTEL.

8. Quyết định việc góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của VIETTEL tại các doanh nghiệp khác ở trong nước; tiếp nhận công ty con, công ty liên kết của VIETTEL ở trong nước sau khi được Bộ Quốc phòng phê duyệt chủ trương.

9. Quyết định việc góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của VIETTEL tại các doanh nghiệp khác ở nước ngoài; tiếp nhận công ty con, công ty liên kết ở nước ngoài sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Quốc phòng và được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.

10. Được bảo lãnh, thế chấp, tín chấp cho các công ty con do VIETTEL nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc có phần vốn góp chi phối của VIETTEL để vay vốn tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

11. Được chủ động sử dụng vốn cho các hoạt động kinh doanh của VIETTEL; được thực hiện thuê đất, đấu thầu, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây văn phòng làm việc của Tập đoàn và các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn: Tổng công ty, công ty, chi nhánh, ... và đầu tư, kinh doanh bất động sản bằng nguồn vốn chủ sở hữu và vốn khác.

12. Cử Người đại diện theo ủy quyền của VIETTEL tại doanh nghiệp khác theo Luật Doanh nghiệp, Quy chế về công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam và các quy định khác của Bộ Quốc phòng.

13. Quyết định các dự án đầu tư, hợp đồng vay, cho vay, mua, bán tài sản và các hợp đồng khác có giá trị đến dưới 30% vốn điều lệ của VIETTEL theo quy định của pháp luật.

14. Quyết định các hợp đồng cho thuê tài sản có giá trị dưới 30% vốn điều lệ của VIETTEL.

15. Quyết định dự án nhóm A, B có tổng mức đầu tư dưới 30% vốn điều lệ của VIETTEL trên cơ sở danh mục các dự án đã được Bộ Quốc phòng phê duyệt; phân cấp cho Người đại diện theo ủy quyền của VIETTEL ở các doanh nghiệp khác quyết định đầu tư các dự án trong kế hoạch đã được Tổng Giám đốc phê duyệt.

16. Đề nghị Bộ Quốc phòng phê duyệt chủ trương vay nợ nước ngoài.

17. Quyết định thành lập, giải thể, chấm dứt hoạt động các đơn vị phụ thuộc VIETTEL sau khi được Bộ Quốc phòng phê duyệt chủ trương.

18. Quyết định cơ cấu tổ chức, phương án tổ chức kinh doanh, biên chế và sử dụng bộ máy quản lý, quy chế quản lý nội bộ của VIETTEL (bao gồm cả quy chế hoạt động của bộ phận kiểm soát nội bộ và các bộ phận giúp việc khác theo quy định của pháp luật); quyết định tổ chức, kiện toàn lại các đơn vị phụ thuộc VIETTEL; quy hoạch, đào tạo lao động, nhân sự và chiến lược phát triển nguồn nhân lực của VIETTEL; quyết định thay đổi địa chỉ trụ sở chính của VIETTEL phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh sau khi được Bộ Quốc phòng chấp thuận và thực hiện đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của VIETTEL theo quy định của pháp luật.

19. Phê duyệt báo cáo tài chính của VIETTEL (gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất), phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của VIETTEL theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.

20. Quyết định việc sử dụng thương hiệu; các giải pháp phát triển thị trường và công nghệ; phân công chuyên môn hóa, hợp tác, tiếp cận, mở rộng và chia sẻ thông tin, thị trường, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ giữa VIETTEL với các doanh nghiệp trong Tập đoàn.

21. Đề nghị Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thăng quân hàm, nâng lương, cách chức, khen thưởng, kỷ luật các Phó Tổng Giám đốc VIETTEL. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, thăng quân hàm, nâng lương, cách chức, khen thưởng, kỷ luật đối với các chức danh cán bộ quản lý khác của VIETTEL theo Luật Doanh nghiệp, Quy chế công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam và các quy định khác của Bộ Quốc phòng.

22. Thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới Tập đoàn.

23. Quyết định tuyển chọn, ký kết hợp đồng lao động, bố trí, sử dụng, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật, chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động của VIETTEL phù hợp với yêu cầu kinh doanh, và theo quy định của pháp luật về lao động.

24. Quyết định phương án huy động vốn để hoạt động kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu VIETTEL.

25. Thông qua các báo cáo tài chính hàng năm sau đây:

a) Báo cáo tài chính hàng năm của VIETTEL.

b) Báo cáo tài chính hàng năm của các công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

c) Báo cáo tài chính hàng năm của đơn vị trực thuộc, các đơn vị nghiên cứu khoa học, đào tạo, chăm sóc sức khỏe y tế (nếu có).

d) Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn.

26. Quyết định phê duyệt ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật; định mức lao động, thang lương, bảng lương, đơn giá tiền lương, chế độ trả lương, thưởng đối với người lao động và cán bộ quản lý của VIETTEL.

27. Được quyết định trích lập các quỹ theo quy định tại Khoản 4 Điều 65 Điều lệ này. Việc thành lập và sử dụng các quỹ này được quy định tại Quy chế quản lý tài chính của VIETTEL.

28. Quyết định việc chỉ định thầu với các gói thầu mua sắm thiết bị, vật tư, gói thầu tư vấn, gia công, gói thầu lắp đặt phục vụ cho các dự án, đề tài nghiên cứu quân sự.

29. Được quyền chủ động nhượng bán, thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được để thu hồi vốn. Phương thức thanh lý, nhượng bán tài sản theo quy định của pháp luật. Việc quyết định thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có nguồn gốc được quân đội trang bị được thực hiện theo quy chế xử lý vũ khí, trang bị kỹ thuật, vật tư trong quân đội của Bộ Quốc phòng.

30. Chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính không có nhu cầu tiếp tục đầu tư để thu hồi vốn theo các quy định hiện hành.

31. Quyết định phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế hoặc xử lý các khoản lỗ trong quá trình kinh doanh phù hợp với Quy chế quản lý tài chính của VIETTEL.

32. Theo dõi, giám sát, báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan được phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu về tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của VIETTEL và của Tập đoàn theo quy định của pháp luật, Điều lệ doanh nghiệp.

33. Ban hành các quy chế phân cấp theo từng lĩnh vực hoạt động hoặc phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Phó Tổng Giám đốc VIETTEL, Tổng Giám đốc, Giám đốc các đơn vị phụ thuộc VIETTEL; Người đại diện theo ủy quyền của VIETTEL tại công ty con, công ty liên kết Khi chế độ, chính sách của Nhà nước có sự thay đổi hoặc khi xét thấy cần thiết, Tổng Giám đốc của VIETTEL có thể thay đổi các nội dung đã phân cấp cho phù hợp.

34. Cử cán bộ, công nhân viên, người lao động của VIETTEL và của các đơn vị phụ thuộc VIETTEL ra nước ngoài công tác, học tập, giải quyết việc riêng, thực hiện các dự án do VIETTEL đầu tư ở nước ngoài; tiếp nhận các cá nhân, các đoàn nước ngoài vào Việt Nam làm việc với VIETTEL theo quy định về công tác đối ngoại quân sự của Bộ Quốc phòng.

35. Tổ chức kiểm tra, giám sát các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng của VIETTEL; Giám đốc, Viện trưởng, Thủ trưởng các đơn vị phụ thuộc VIETTEL trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

36. Điều hòa, phối hợp hoặc định hướng các doanh nghiệp thành viên thông qua các hoạt động quy định tại Điều lệ này; đề xuất giải pháp để điều chỉnh VIETTEL và các doanh nghiệp thành viên thực hiện đúng mục tiêu, định hướng được giao.

37. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng và trước pháp luật về các quyết định của Tổng Giám đốc VIETTEL, kết quả và hiệu quả hoạt động của VIETTEL.

38. Quyền, trách nhiệm của Tổng Giám đốc VIETTEL đối với công ty con do VIETTEL nắm giữ 100% vốn điều lệ (dưới đây gọi là công ty) ở trong nước và nước ngoài:

a) Quyết định thành lập công ty ở trong nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án và chủ trương; quyết định đầu tư, góp vốn thành lập công ty ở nước ngoài sau khi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài; quyết định tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản công ty ở trong nước sau khi được Thủ tướng Chính phú phê duyệt chủ trương và công ty ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước VIETTEL đầu tư.

b) Quyết định mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh và thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh.

c) Phê duyệt Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ.

d) Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của công ty.

đ) Quyết định chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định pháp luật.

e) Quyết định mô hình, cơ cấu tổ chức quản lý, định biên nhân sự, đơn giá tiền lương, phương án tiền lương; phê duyệt nguyên tắc, định hướng xây dựng cơ chế trả lương phù hợp với quy định của pháp luật.

g) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch, Giám đốc công ty, Kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác của công ty theo Luật Doanh nghiệp, Quy chế công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam và các quy định khác của Bộ Quốc phòng.

h) Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm và hằng năm của công ty; các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ.

i) Quyết định các dự án đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của công ty khác; quyết định bán tài sản có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho các công ty theo quy chế phân cấp của VIETTEL, Điều lệ các công ty và phù hợp với quy định pháp luật.

k) Phê duyệt báo cáo tài chính hằng năm, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; phương án xử lý lỗ của công ty.

l) Phê duyệt chủ trương:

- Góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn tại các doanh nghiệp khác;

- Thành lập, tổ chức lại, giải thể, chấm dứt hoạt động; cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc ở trong nước và nước ngoài của công ty theo quy định của pháp luật;

- Thành lập, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản đối với công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần thuộc sở hữu của công ty theo quy định của pháp luật;

- Vay, cho vay, mua, bán tài sản của công ty theo quy định của pháp luật.

m) Tổ chức kiểm tra, giám sát Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn góp của VIETTEL ở các công ty trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do đại diện chủ sở hữu giao theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ này; kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp trong Tập đoàn phù hợp với Điều lệ của công ty đó và pháp luật có liên quan.

n) Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản.

o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ này và Điều lệ của công ty con đó.

39. Đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng quyết định hoặc phê duyệt về những vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với VIETTEL.

40. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác do chủ sở hữu giao hoặc ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Trên đây là nội dung quy định về quyền, trách nhiệm của Tổng Giám đốc VIETTEL trong việc tổ chức quản lý Viettel. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 101/2014/NĐ-CP.

Trân trọng!

Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Hỏi đáp mới nhất về Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Hỏi đáp pháp luật
Giải quyết tiền lương tích lũy CBNV Tập đoàn Viễn thông quân đội
Hỏi đáp pháp luật
Quản lý lao động đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2016-2020
Hỏi đáp pháp luật
Tập đoàn Viễn thông Quân đội là tổ chức gì?
Hỏi đáp pháp luật
Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội là tổ chức gì?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Tập đoàn Viễn thông Quân đội về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet trong Quân đội
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm Tập đoàn Viễn thông Quân đội trong điều phối, ứng cứu sự cố mạng máy tính trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Đơn giá tiền lương của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Hỏi đáp pháp luật
Xác định quỹ tiền lương kế hoạch của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Hỏi đáp pháp luật
Xác định quỹ tiền lương thực hiện của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Hỏi đáp pháp luật
Yếu tố khách quan để xác định quỹ tiền lương thực hiện của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Thư Viện Pháp Luật
216 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tập đoàn Viễn thông Quân đội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tập đoàn Viễn thông Quân đội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào