Hoạt động thực nghiệm điều tra trong tố tụng hình sự được tiến hành như thế nào?
Việc tiến hành hoạt động thực nghiệm điều tra trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 204 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Cụ thể như sau:
1. Để kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, Cơ quan điều tra có thể thực nghiệm điều tra bằng cách dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thực nghiệm điều tra phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản.
Nghiêm cấm việc thực nghiệm điều tra xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người tham gia thực nghiệm điều tra và người khác.
2. Trước khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc thực nghiệm điều tra. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải ghi rõ vào biên bản.
3. Điều tra viên chủ trì tiến hành thực nghiệm điều tra và việc thực nghiệm điều tra phải có người chứng kiến.
Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Cơ quan điều tra có thể mời người có chuyên môn tham gia. Trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng có thể tham gia.
4. Trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc thực nghiệm điều tra được tiến hành theo quy định tại Điều này.
Để bạn nắm rõ hơn, chúng tôi phân tích một số điểm mấu chốt của vấn đề này như sau:
Thực nghiệm điều tra là hoạt động điều tra do Cơ quan điều tra và trong trường hợp cần thiết do Viện kiểm sát tiến hành bằng cách cho dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc mọi tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết.
Trong thực nghiệm điều tra hình sự thường sử dụng những loại thực nghiệm điều tra sau:
- Thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng tri giác một sự việc, hiện tượng nhất định:
Đây là loại thực nghiệm điều tra được tiến hành nhằm kiểm tra khả năng nghe, nhìn của một người tham gia tố tụng cụ thể (thường là người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng) đối với một tình tiết, hiện tượng nào đo ủa vụ án trong điều kiện, hoàn cảnh tương tự như lời khai đó. Cơ sở của thực nghiệm điều tra loại này là nội dung lời khai của người bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng. Thực nghiệm điều tra loại này được tiến hành dưới hình thức diễn lại.
- Thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng thực hiện một hành vi, một công việc nhất định:
Đây là loại thực nghiệm điểu tra được tiến hành nhằm làm rõ một người nào đó có khả năng thực hiện được một hành vi cụ thể nào đó nói chung hay trong những điều kiện cụ thể hoặc trong một khoảng thời gian đã xác định hay không. Cơ sở để tiến hành thực nghiệm điều tra loại này cũng là nội dung lời khai (đa phần là của người bị tạm giữ, bị can) về hành vi, sự việc mà họ khai là đã làm và những điều kiện chủ quan, khách quan khi họ thực hiện hành vi, sự việc đó. Hình thức của thực nghiệm điều tra trong trường hợp này cũng là diễn lại.
- Thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng diễn ra của một sự việc, hiện tượng:
Đây là loại thực nghiệm điều tra mà trong đó cơ quan điều tra tổ chức thí nghiệm một sự việc, hiện tượng nào đó đã xảy ra chưa rõ nguyên nhân theo các gải thuyết điều tra đã dặt ra nhằm xác định nguyên nhân và diễn biến của sự việc, hiện tượng ấy. Căn cứ vào cơ sở là tài liệu, nọi dung tình hình, kinh nghiệm, hiểu biết của điều ta viên thì hình thức của thực nghiệm điều tra loại này là làm thử. Kết quả của công việc thí nghiệm sẽ cho biết các giả thuyết điều tra đã đặt ra có đúng hay không, cụ thể như trong điều kiện, hoàn cảnh này thì sự việc, hiện tượng đó có xảy ra hay không, nếu có thì xảy ra như thế nào…
- Thực nghiệm điều tra nhằm xác định diễn biến của những tình tiết cụ thể của sự việc xảy ra:
Đây là loại thực nghiệm điều tra được tiến hành khi cần kiểm tra lời khai của bị can, người làm chứng, người bị hại… về quá trình diễn biến của sự việc xảy ra nói chung hoặc những tình tiết cụ thể của nó. Loại thực nghiệm này giống với loại thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng tri giác một sự việc, hiện tượng nhất định và thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng thực hiện một hành vi, một công việc nhất định về mặt cơ sở và hình thức. Thực nghiệm điều tra loại này được tiến hành dưới hình thức diễn lại.
- Thực nghiệm điều tra nhằm xác định quá trình hình thành dấu vết của sự việc đã xảy ra:
Đây là loại thực nghiệm điều tra ít được sử dụng trong thực tế và chỉ được tiến hành khi cần kiểm tra hoặc xác định: bằng cách nào các dấu vết của sự việc xảy ra đã xuất hiện trên các vật mang vết, đối tượng cụ thể nào đó có thể để lại loại dấu vết này hay không. “Dấu vết hình sự là những phản ánh vật chất của các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự” (Giáo trình khoa học điều tra hình sự). Xác định được dấu vết cũng như quá trình hình thành dấu vết của sự việc đã xảy ra sẽ làm rõ được nhiều vấn đề như: nội dung, tính chất, quá trình, diễn biến của sự việc; phương thức, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội… từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra, xử lý các vụ án hình sự, đồng thời đề xuất các biện pháp phòng ngừa.
Trên đây là nội dung tư vấn về việc tiến hành hoạt động thực nghiệm điều tra trong tố tụng hình sự. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?