Xem xét dấu vết trên thân thể trong quá trình giải quyết vụ án hình sự được tiến hành ra sao?

Việc xem xét dấu vết trên thân thể trong quá trình giải quyết vụ án hình sự được quy định thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội trong lĩnh vực kế toán doanh nghiệp. Gần đây, khi theo dõi tin tức, tôi được biết hiện nay tình hình tội phạm diễn biến hết sức phức tạp đặc biệt là các tội phạm liên quan đến tính mạng, sức khỏe của con người. Tôi thấy thông thường trong những vụ án này, để làm rõ hành vi phạm tội, cơ quan chức năng phải thực hiện việc xem xét dấu vết trên thân thể nạn nhân. Không biết, hoạt động này được tiến hành cụ thể ra sao? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Cảm ơn các bạn rất nhiều!  Đỗ Duy Phương (0905****)

Việc tiến hành hoạt động xem xét dấu vết trên thân thể trong quá trình giải quyết vụ án hình sự được quy định tại  Điều 203 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Cụ thể như sau: 

1. Khi cần thiết, Điều tra viên tiến hành xem xét dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án trên thân thể người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị hại, người làm chứng. Trong trường hợp cần thiết thì Cơ quan điều tra trưng cầu giám định.

2. Việc xem xét dấu vết trên thân thể phải do người cùng giới tiến hành và phải có người cùng giới chứng kiến. Trường hợp cần thiết thì có thể mời bác sĩ tham gia.

Nghiêm cấm xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xem xét dấu vết trên thân thể.

Khi xem xét dấu vết trên thân thể phải lập biên bản mô tả dấu vết để lại trên thân thể; trường hợp cần thiết phải chụp ảnh, trưng cầu giám định. Biên bản xem xét dấu vết trên thân thể được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.

Trường hợp không thể xem xét ngay được thì tài liệu, đồ vật thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra.

Việc xem xét dấu vết trên thân thể là hoạt động điều tra do Điều tra viên tiến hành nhằm phát hiện trên thân thể người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng để phát hiện dấu vết của tội phạm (tức là dấu vết do hành vi phạm tội gây ra như: vết đâm, chém, vết bầm, vết xước… trên người những đối tượng trên) hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án như vết xăm trổ, chàm, bớt, sẹo cần xem xét để nhận dạng bị can, bị cáo…

Trong trường hợp cần thiết như việc xem xét dấu vết trên thân thể đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn về y học thì Cơ quan điều tra phải mời bác sĩ pháp y tham gia hoặc trưng cầu giám định pháp y theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Một điểm cần lưu ý đối với hoạt động này đó là: người tiến hành xem xét dấu vết trên thân thể phải là người cùng giới và phải có người cùng giới chứng kiến. Không được xâm phạm nhân phẩm hoặc sức khoẻ của người bị xem xét tức là phải xem xét ở chỗ kín đáo, những người không có nhiệm vụ không được tham dự và không được bình phẩm về thân thể của người bị xem xét.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc tiến hành hoạt động xem xét dấu vết trên thân thể trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
923 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào