Việc khám xét địa điểm trong tố tụng hình sự được tiến hành như thế nào?
Việc tiến hành hoạt động khám xét nơi làm việc trong tố tụng hình sự được quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều 195 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Cụ thể như sau:
Khi khám xét địa điểm phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và người chứng kiến.
Khi tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong.
Nhằm mục đích làm rõ các tình tiết còn uẩn khúc trong vụ án hình sự và thu thập đầy đủ nhất các chứng cứ để phục vụ cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án, việc quy định thủ tục khám xét một địa điểm bất kỳ liên quan đến quá trình thực hiện tội phạm là hoàn toàn hợp lý và cần thiết. Tuy nhiên, xuất phát từ bản chất của hoạt động này gây ảnh hưởng đến quyền riêng tư về địa điểm hoạt động hợp pháp của công dân và an ninh trật tự của địa điểm nơi bị áp dụng lệnh khám xét nên hoạt động này chỉ được tiến hành khi có đủ căn cứ theo quy định pháp luật đồng thời phải được thực hiện hết sức chặt chẽ theo trình tự, thủ tục luật định.
Trên đây là nội dung tư vấn về việc tiến hành hoạt động khám xét địa điểm trong tố tụng hình sự. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kịch bản tổ chức 27/2 ngày Thầy thuốc Việt Nam mới nhất 2025?
- Các bước thực hiện hoàn thuế TNCN tự động theo Quyết định 108 từ 2025?
- 03 trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện từ 1/2/2025?
- Thủ tục chuyển sinh hoạt đảng tạm thời của Đảng viên năm 2025?
- CBCCVC có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu, hưởng chính sách thế nào?