Tội chiếm đoạt tàu thủy theo Bộ Luật hình sự 2015

Tội chiếm đoạt tàu thủy được quy định như thế nào theo Bộ Luật hình sự 2015? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Nguyễn Trần Minh Thùy, sống tại Tp.HCM. Hiện nay tôi đang làm việc trong lĩnh vực hành không. Tôi muốn tìm hiểu về tội chiếm đoạt tàu thủy theo Bộ Luật hình sự 2015. Nhờ quý cơ quan tư vấn giúp tôi dấu hiệu pháp lý của tội danh này. Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)  

Theo quy định tại Điều 282 Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018), Khoản 2,3,4 Điều này được sửa đổi bởi Khoản 94 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì:

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thủy, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tổ chức;

b) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

d) Chiếm đoạt tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

d) Chiếm đoạt tài sản 500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Dấu hiệu pháp lý của tội này là:

Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản là tàu thủy của nhà nước, tổ chức, cá nhân. Đối tượng tác động của tội phạm này chính là tàu thủy.

Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là chủ thể thường, là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi luật định.

Mặt khách quan: Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu thủy. Hành vi dùng vũ lực có thể làm cho nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại đến sức khoẻ hoặc bị chết, nhưng cũng có thể chưa gây ra thương tích đáng kể. Ngoài hành vi dùng vũ lực và đe doạ dùng vũ lực người phạm tội còn dùng các thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu thủy như: lén lút, gian dối, công nhiên, lạm dụng tín nhiệm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn… Tuy nhiên, nếu người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp quản lý tàu thuỷ mà chiếm đoạt thì không thuộc trường hợp phạm tội “chiếm đoạt tàu thủy" mà là phạm tội “tham ô tài sản”.

Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này, tức là người phạm tội chỉ cần thực hiện hành vi khách quan là tội phạm đã hoàn thành.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý.

Trên đây là nội dung tư vấn về tội chiếm đoạt tàu bay. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Bộ Luật hình sự 2015.

Trân trọng! 

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

206 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào