Nghĩa vụ của người khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) thì người bị tạm giữ, người bị tạm giam và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Đồng thời, Khoản 2 Điều 47 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 có quy định người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn về nghĩa vụ của người khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 để hiểu rõ nội dung này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Quyết định thi hành kỷ luật tổ chức Đảng cần được bao nhiêu Đảng viên bỏ phiếu đồng ý?
- Đảng viên được đề nghị cấp Giấy xác nhận tuổi đảng trong trường hợp nào?
- Việc tổ chức kiểm điểm tập thể Đảng ở trung ương được thực hiện với những cơ quan nào?
- Đảng viên cần đạt những tiêu chuẩn nào để được xét tặng giấy khen Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ?
- Về định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống: Bộ Xây dựng có trách nhiệm thế nào?