Quyền của VIETTEL về tài chính được quy định như thế nào?
Quyền của VIETTEL về tài chính được quy định tại Điều 13 Nghị định 101/2014/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội như sau:
- Huy động vốn để kinh doanh dưới hình thức phát hành trái phiếu; vay vốn của tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính khác ở trong nước và nước ngoài; vay vốn của người lao động và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Việc huy động vốn để kinh doanh phải thực hiện theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm hoàn trả, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn huy động, không được làm thay đổi hình thức sở hữu VIETTEL. Trường hợp VIETTEL huy động vốn để chuyển đổi sở hữu phải được sự đồng ý của chủ sở hữu và thực hiện theo quy định của pháp luật.
Việc vay vốn ở nước ngoài của VIETTEL thực hiện theo quy định của pháp luật sau khi được Bộ Quốc phòng phê duyệt chủ trương và đề nghị Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận.
- Chủ động sử dụng vốn cho các hoạt động kinh doanh của VIETTEL; được thực hiện thuê đất, đấu thầu, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây văn phòng làm việc của Tập đoàn và các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn: Công ty, chi nhánh, ... và đầu tư, kinh doanh bất động sản bằng nguồn vốn chủ sở hữu và vốn khác.
- Quyết định trích khấu hao tài sản cố định theo quy định của pháp luật.
- Được tạm ứng kinh phí cho các đơn vị được giao nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Việc hạch toán, thanh toán và quyết toán khoản tạm ứng này được quy định tại Quy chế quản lý tài chính của VIETTEL.
- Được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá hoặc các chế độ ưu đãi khác của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ hoạt động công ích, quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo chính sách giá của Nhà nước không đủ bù đắp chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ này của VIETTEL.
- Được chi thưởng sáng kiến đổi mới, cải tiến kỹ thuật, quản lý và công nghệ; thưởng tăng năng suất lao động; thưởng tiết kiệm vật tư và chi phí. Các khoản tiền thưởng này được hạch toán vào chi phí kinh doanh của VIETTEL, được thực hiện một lần với mức thưởng tối đa không quá mức hiệu quả của sáng kiến đổi mới, cải tiến kỹ thuật, quản lý và công nghệ, tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư và chi phí mang lại trong một năm. Trường hợp VIETTEL còn nợ đến hạn phải trả mà chưa trả hết thì chỉ được tăng lương, trích thưởng cho công nhân viên của VIETTEL, kể cả người quản lý sau khi đã trả hết nợ đến hạn.
- Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư, tái đầu tư theo quy định của pháp luật; thực hiện quyền chủ sở hữu đối với phần vốn đã đầu tư vào các công ty con và các doanh nghiệp khác.
- Được hưởng cổ tức, lợi nhuận được chia và các lợi ích khác từ các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết và đầu tư vốn khác (kể cả vốn góp vào liên doanh); không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận thu được từ phần vốn góp vào các công ty con và doanh nghiệp khác, nếu các công ty con và doanh nghiệp này đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trước khi chia lãi cho các bên góp vốn và không bị các hình thức đánh thuế trùng (hai lần) và gộp khác.
- Từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích.
- Lợi nhuận thực hiện hàng năm sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và trích các quỹ theo quy định tại Khoản 4 Điều 65 Điều lệ này; lợi nhuận còn lại, một phần được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ của VIETTEL theo lộ trình đạt mức quy định tại Điều 6 Điều lệ này và thực hiện các nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Được thành lập các quỹ theo quy định tại Khoản 4 Điều 65 Điều lệ này. Việc thành lập và sử dụng các quỹ này được quy định tại Quy chế quản lý tài chính của VIETTEL.
- Được bảo lãnh, thế chấp, tín chấp cho các công ty con do VIETTEL nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc có phần vốn góp chi phối của VIETTEL để vay vốn tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
- VIETTEL được tham gia đấu thầu các gói thầu của công ty con và công ty con của VIETTEL được tham gia đấu thầu các gói thầu của công ty mẹ và công ty con khác để cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề kinh doanh chính của VIETTEL và công ty con; được phép chỉ định thầu với các gói thầu mua sắm thiết bị, vật tư, gói thầu tư vấn, gia công, gói thầu lắp đặt phục vụ cho các dự án, đề tài nghiên cứu quân sự.
- Quyết định chi phí tiền lương và các chi phí khác trên cơ sở doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của VIETTEL theo quy định của pháp luật.
- Được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của VIETTEL theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; nhượng bán, thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được để thu hồi vốn trên nguyên tắc công khai, minh bạch và bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật.
- Chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính không có nhu cầu tiếp tục đầu tư để thu hồi vốn theo các quy định hiện hành. Trong trường hợp chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính tại công ty chưa niêm yết thì có thể áp dụng theo phương thức đấu giá công khai hoặc thỏa thuận nhưng phải bảo đảm giá bán sát với giá thị trường tại thời điểm bán.
- Có các quyền khác về tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung quy định về quyền của VIETTEL về tài chính. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 101/2014/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Năm 2025: Bộ Y tế thanh tra việc cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức?
- Dụ dỗ người khác gian lận trong hoạt động thể thao bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Truyền thống Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như thế nào?
- Biển báo hiệu hình tròn có nền xanh lam có hình vẽ màu trắng là loại biển gì?