Thẩm quyền, nguyên tắc trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại về kỷ luật đảng
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại quy định: Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Thẩm quyền, nguyên tắc trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại về kỷ luật đảng được pháp luật quy định tại Tiết 5.2.1 Điểm 5.2 Khoản 5 Điều 32 Quy định 30-QĐ/TW năm 2016 thi hành Chương VII và VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:
- Ủy ban kiểm tra có thẩm quyền, nhiệm vụ giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng.
Khi nhận được khiếu nại kỷ luật đảng phải báo cho người khiếu nại biết; hướng dẫn người khiếu nại thực hiện đúng quy định của Đảng. Chậm nhất là 90 ngày làm việc đối với cấp tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương trở xuống; 180 ngày làm việc đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại (gửi trực tiếp hoặc theo dấu bưu điện chuyển đến) phải xem xét, giải quyết, trả lời cho người khiếu nại. Nghiêm cấm các hành vi cản trở, dìm bỏ, không xem xét, giải quyết khiếu nại. Trường hợp hết thời hạn mà chưa giải quyết xong phải thông báo cho người khiếu nại biết.
- Đảng viên bị kỷ luật không đồng ý với quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật được khiếu nại lên các tổ chức đảng có thẩm quyền giải quyết cấp trên. Thời hạn khiếu nại trong vòng 30 ngày làm việc, tính từ ngày đảng viên vi phạm được tổ chức đảng có thẩm quyền công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (căn cứ biên bản công bố) đến ngày đảng viên bị kỷ luật gửi đơn khiếu nại trực tiếp hoặc theo dấu bưu điện.
Không khiếu nại vượt cấp khi chưa giải quyết xong. Không gửi đơn khiếu nại đến nhiều cấp, đến các tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền giải quyết. Không khiếu nại hộ.
Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, đảng viên phải chấp hành nghiêm quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật.
Khi tổ chức đảng cấp trên tiến hành giải quyết khiếu nại, ủy ban kiểm tra phải nghiêm túc xem xét lại quyết định của mình và chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại của tổ chức đảng cấp trên.
- Tổ chức đảng trực tiếp quản lý đảng viên khiếu nại phối hợp với ủy ban kiểm tra để giải quyết khiếu nại; giáo dục và tạo điều kiện để người khiếu nại thực hiện đầy đủ các yêu cầu của ủy ban kiểm tra; chấp hành nghiêm yêu cầu, kết luận hoặc quyết định giải quyết khiếu nại của ủy ban kiểm tra cấp trên.
Trên đây là nội dung câu trả lời về thẩm quyền, nguyên tắc trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại về kỷ luật đảng được pháp luật quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quy định 30-QĐ/TW năm 2016.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?