Ai có trách nhiệm chịu các chi phí, lệ phí trong tố tụng hình sự?
Chi phí trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:
1. Chi phí quy định tại khoản 4 Điều 135 của Bộ luật này do các cơ quan, người đã trưng cầu, yêu cầu, chỉ định chi trả; trường hợp Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử người bào chữa thì do Trung tâm này chi trả.
2. Án phí do người bị kết án hoặc Nhà nước chịu theo quy định của pháp luật. Người bị kết án phải trả án phí theo quyết định của Tòa án. Mức án phí và căn cứ áp dụng được ghi rõ trong bản án, quyết định của Tòa án.
3. Trường hợp vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nếu Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ khi có căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 của Bộ luật này thì bị hại phải trả án phí.
4. Đối với các hoạt động tố tụng do người tham gia tố tụng yêu cầu thì việc chi trả lệ phí, chi phí theo quy định của pháp luật.
Chi phí trong tố tụng hình sự gồm án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng.
Trong đó:
- Án phí gồm án phí sơ thẩm, phúc thẩm hình sự, án phí sơ thẩm, phúc thẩm dân sự trong vụ án hình sự.
- Lệ phí gồm lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định, các giấy tờ khác của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các khoản lệ phí khác mà pháp luật quy định.
- Chi phí tố tụng gồm:
a) Chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa trong trường hợp chỉ định người bào chữa;
b) Chi phí giám định, định giá tài sản;
c) Các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Liên quan đến vấn đề này, như chúng ta đã biết, quá trình giải quyết vụ án hình sự là một quá trình trong đó các cơ quan tiến hành tố tụng như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án tiến hành các biện pháp khác nhau nhằm làm sáng tỏ vụ án bao gồm xác định hành vi phạm tội, người phạm tội và giải quyết trách nhiệm hình sự cũng như dân sự của người đó. Quá trình này bao gồm các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ở các cấp tòa án khác nhau. Nó có thể được thực hiện trong một khoảng thời gian không dài (vài ba tháng) trong phạm vi một địa phương (một quận, huyện) và cũng có thể được thực hiện trong một khoảng thời gian rất dài (nhiều năm), ở nhiều địa phương thậm chí nhiều quốc gia khác nhau.
Chính vì vậy, chi phí cho quá trình giải quyết vụ án hình sự là rất lớn. Lẽ đương nhiên, Nhà nước phải có những khoản tiền khác nhau để chi phí cho hoạt động tố tụng hình sự, thế nhưng vụ án hình sự diễn ra là do có người phạm tội. Vì vậy, người phạm tội phải có trách nhiệm cùng với Nhà nước chịu một phần những chi phí cho quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, ngoài trách nhiệm hình sự của người phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng còn phải giải quyết trách nhiệm dân sự của những người liên quan và cũng tương tự như nêu trên, những người này cũng phải chịu trách nhiệm một phần những chi phí của nhà nước đã tiêu tốn trong quá trình giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự.
Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm chi trả các loại chi phí trong tố tụng hình sự. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?