Nguồn kinh phí thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020

Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình của chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Doãn Thắng chủ tịch của một xã thuộc huyện miền núi Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái, gần đây tôi được biết nhà nước có ban hành chương trình giảm nghèo cho cá xã miền núi, bên cạnh đó còn có bổ sung một nguồn kinh phí để thực hiện chương trình đó, vậy anh/ chị cho tôi hỏi. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình của chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 được pháp luật quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ ban biên tập, chân thành cảm ơn! Doãn Thắng (0964******)

Nguồn kinh phí thực hiện của chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 được pháp luật quy định tại Điều 2 Thông tư 15/2017/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:

1. Ngân sách trung ương

a) Bố trí kinh phí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các Bộ, cơ quan trung ương để thực hiện nhiệm vụ được giao của Chương trình;

b) Bổ sung có mục tiêu cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách nhà nước và tỉnh Quảng Ngãi để triển khai các dự án của Chương trình;

c) Bổ sung có mục tiêu cho các địa phương tự cân đối được ngân sách kinh phí duy tu, bảo dưỡng cho các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, các huyện nghèo theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền được hưởng cơ chế, chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo (sau đây viết tắt là xã ĐBKK vùng bãi ngang).

2. Ngân sách địa phương

a) Các địa phương tự cân đối được ngân sách (trừ tỉnh Quảng Ngãi): Tự cân đối 100% vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020 (trừ các địa phương có huyện nghèo, xã ĐBKK vùng bãi ngang được ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí duy tu, bảo dưỡng). Mức bố trí vốn tối thiểu bằng mức do trung ương hỗ trợ bình quân cho các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách.

b) Các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương

- Các địa phương chủ động bố trí kinh phí cùng với kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ, thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình quy định tại Quyết định số 1722/QĐ-TTg, ưu tiên bố trí thêm nguồn vốn cho các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các huyện nghèo, xã nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bố trí vốn đối ứng của ngân sách địa phương theo tỷ lệ: địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương từ 50% đến dưới 70%, đối ứng tối thiểu bằng 10% tổng ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình; địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương dưới 50%, đối ứng tối thiểu bằng 15% tổng ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình. Các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương từ 70% chủ động bố trí kinh phí và lồng ghép các nguồn lực khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.

3. Nguồn huy động, đóng góp của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác.

Như vậy, nguồn kinh phí để thực hiện chương trình giảm nghèo của chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 là bao gồm ngân sách trung ương ngân sách của các địa phương và nguồn huy động, đóng góp của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác. Nguồn ngân sách, kinh phí này được quy định cụ thể tại Khoản 5 Điều 1 Quyết định số 1722/QĐ-TTg năm 2016.

Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập về nguồn kinh phí thực hiện Chương trình của chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Để hiểu rõ và chi tiết về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 15/2017/TT-BTC và Quyết định 1722/QĐ-TTg năm 2016.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào