Xử phạt hành vi sản xuất thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong danh mục thuốc được phép sử dụng tại Việt Nam

Xử phạt như thế nào đối với hành vi sản xuất thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Hồng Ngọc. Tôi đang làm việc tại cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật ở Kon Tum. Để phục vụ cho nhu cầu công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, cụ thể là nếu tổ chức, cá nhân sản xuất thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam trừ trường hợp có Giấy phép nhập khẩu thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (hngoc***@gmail.com)

Xử phạt hành vi sản xuất thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam trừ trường hợp có Giấy phép nhập khẩu theo quy định của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật được quy định tại Khoản 4; Điểm b Khoản 8 và Điểm c Khoản 9 Điều 24 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật như sau:

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam trừ trường hợp có Giấy phép nhập khẩu quy định tại Khoản 2 Điều 67 của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

8. Hình thức xử phạt bổ sung

b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ Điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này;

9. Biện pháp khắc phục hậu quả

c) Buộc tiêu hủy thuốc thành phẩm, thuốc kỹ thuật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3, Khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này.

Theo đó, danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam được quy định tại Thông tư 03/2016/TT-BNNPTNT công bố danh mục, mã HS thuốc bảo vệ thực vật được phép và cấm sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và Thông tư 06/2017/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 03/2016/TT-BNNPTNT Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam; công bố mã HS đối với thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Bạn có thể tra cứu và tham khảo thêm 2 văn bản này để biết thông tin về các loại thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Và Khoản 2 Điều 67 của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật quy định như sau:

2. Tổ chức, cá nhân phải có giấy phép khi nhập khẩu các loại thuốc bảo vệ thực vật sau đây:

a) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài;

b) Thuốc bảo vệ thực vật để xông hơi khử trùng chứa hoạt chất methyl bromide và các hoạt chất có độ độc cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS);

c) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để khảo nghiệm nhằm mục đích đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;

d) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để thử nghiệm, nghiên cứu; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

đ) Thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam nhưng nhập khẩu để làm chất chuẩn.

Như vậy, tổ chức, cá nhân sản xuất thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam trừ trường hợp có Giấy phép nhập khẩu theo quy định thì có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Đồng thời, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sẽ bị tước quyền sử dụng từ 03 tháng đến 06 tháng. Những thuốc thành phẩm, thuốc kỹ thuật được sản xuất mà không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam sẽ bị buộc tiêu hủy.

Trên đây là nội dung tư vấn về xử phạt hành vi sản xuất thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam trừ trường hợp có Giấy phép nhập khẩu theo quy định của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 31/2016/NĐ-CP.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
210 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào