Xử phạt hành vi hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi không có Giấy chứng nhận hành nghề
Xử phạt hành vi hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi không có Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 23 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật như sau:
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi không có Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
Theo đó, Điều 5 Thông tư 05/2015/TT-BNNPTNT cũng quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật như sau:
1. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản thuyết minh về quy trình kỹ thuật, phương tiện, danh mục trang thiết bị xử lý đối với từng biện pháp, loại hình và quy mô đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu Bằng tốt nghiệp trình độ từ đại học trở lên của người trực tiếp quản lý điều hành;
d) Bản chính Giấy khám sức khỏe của người trực tiếp quản lý điều hành do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; Bản sao chụp giấy khám sức khỏe của người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể.
đ) Danh sách người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể đã được cấp Thẻ hành nghề;
e) Bản sao chụp các giấy tờ quy định tại điểm d, đ Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này;
g) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Tổ chức đăng ký cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ cho Cục Bảo vệ thực vật.
3. Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ và thông báo bằng văn bản kết quả thẩm định cho tổ chức đăng ký.
4. Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức kiểm tra thực tế điều kiện hành nghề của tổ chức đăng ký và cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Nội dung kiểm tra thực tế
a) Kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật;
b) Kiểm tra thực hành xử lý vật thể kiểm dịch thực vật theo các nội dung và quy trình mà tổ chức hành nghề đã đăng ký.
Như vậy, nếu tổ chức, cá nhân hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi không có Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật thì có thể bị phạt tiển từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Trên đây là nội dung tư vấn về xử phạt hành vi hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi không có Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 31/2016/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?