Chế độ gặp người bào chữa của người bị tạm giữ là người dưới 18 tuổi

Chế độ gặp người bào chữa của người bị tạm giữ là người dưới 18 tuổi được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia của Ngân hàng Hỏi - đáp pháp luật, tôi tên là Huỳnh Mai, hiện đang làm kế toán tại công ty cổ phần Mua Hàng Việt, có vấn đề thắc mắc muốn nhờ các chuyên gia tư vấn. Con trai tôi bị người ta vu oan là ăn trộm một điện thoại Iphone 6S và số tiền 5 triệu đồng nhưng tôi chắc chắn không phải con tôi. Vì con tôi rất ngoan, không chơi game, cũng không có thói xấu nào đáng kể. Gia đình tôi cũng khá giả nên không có lý do gì để con tôi phải trộm cắp cả. Giờ con tôi bị tạm giữ, tôi có mời luật sư để bảo vệ nó. Cho tôi hỏi, con tôi có được gặp luật sư trong thời gian tạm giữ không? (Con tôi mới 14 tuổi). Mong các chuyên gia có thể tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn! (huynhmai***@gmail.com)

Tạm giữ theo Khoản 1 Điều 109 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (Có hiệu lực từ này 01/01/2018) là một biện pháp để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.

Về chế độ gặp người bào chữa thì trường hợp của con bạn, có thể áp dụng Điều 34 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) như sau: Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự quy định tại Điều 22 của Luật này với số lần thăm gặp được tăng gấp đôi so với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người đủ 18 tuổi trở lên.

Đối chiếu với Khoản 3 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) thì: Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa.

Như vậy, trường hợp này, con bạn được quyền gặp người bào chữa trong thời gian tạm giữ là 2 lần. 

Trên đây là nội dung tư vấn về chế độ gặp người bào chữa của người bị tạm giữ là người dưới 18 tuổi. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 để hiểu rõ nội dung này.

Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
264 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào