Những người nào không được phép làm người phiên dịch trong vụ án hình sự?
Đối với thắc mắc của bạn, trước hết cần xác định: Người phiên dịch là người có khả năng phiên dịch và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt.
Các trường hợp người phiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi được quy định tại Khoản 4 Điều 70 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Cụ thể bao gồm:
a) Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
b) Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản trong vụ án đó;
c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.
Hiện nay, tình hình tội phạm diễn biến vô cùng phức tạp. Trên thực tế, các vụ án hình sự được đưa ra xét xử có tình tiết khác nhau, trong đó chủ thể phạm tội trong nhiều trường hợp không chỉ đơn thuần là người Việt mà còn bao gồm người nước ngoài hoặc nếu là người Việt thì cũng có những bị cáo là người dân tộc thiểu số không biết sử dụng tiếng Việt. Mà bản thân các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cũng không thể đủ kiến thức, kỹ năng hiểu hết ngôn ngữ của các quốc gia và dân tộc nên họ không thể tiến hành giải quyết được vụ án đối với những trường hợp có các chủ thể nêu trên. Do vậy, những vụ án này đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu người có khả năng chuyên môn phù hợp để thực hiện chức năng phiên dịch và họ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo cầu nối cho quá trình làm việc giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng với bị cáo, những người có vai trò liên quan trong vụ án.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, người phiên dịch phải chủ động từ chối việc tiến hành phiên dịch hoặc bị thay đổi bởi cơ quan yêu cầu phiên dịch. Những căn cứ này cho thấy nếu tiến hành phiên dịch thì bản thân hành vi của người phiên dịch sẽ không đảm bảo nguyên tắc khách quan, chính xác, gây ảnh hưởng đến quá trình giải quyết và kết quả vụ án. Lúc này, hoạt động phiên dịch không còn được xem là hoạt động hỗ trợ đắc lực cho việc giải quyết án hình sự nữa mà đã làm cho bản chất các tình tiết của vụ án diễn biến theo một hướng hoàn toàn khác so với sự thật. Do vậy, việc quy định những trường hợp người phiên dịch dù có khả năng thực hiện việc phiên dịch nhưng không được tham gia vào hoạt động phiên dịch như trên là hoàn toàn cần thiết và hợp lý.
Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp người phiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Để hiểu chi tiết vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?