Quy trình giảm phôi chọn lọc đối với thụ tinh trong ống nghiệm

Quy trình giảm phôi chọn lọc đối với thụ tinh trong ống nghiệm được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Trần Việt Hà sắp tới đây tôi sẽ làm điều dưỡng tại bện viện Từ Dũ, qua tìm hiểu về phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tôi có một thắc mắc muốn được hỏi Ban biên tập Thư Ký Luật như sau. Quy trình giảm phôi chọn lọc đối với thụ tinh trong ống nghiệm được pháp luật quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn! Trần Việt Hà  (vietha***@gmail.com)

Quy trình giảm phôi chọn lọc đối với thụ tinh trong ống nghiệm được pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 29 Thông tư 57/2015/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, như sau:

a) Thời điểm giảm thiểu phôi tốt nhất là vào lúc thai được 7-8 tuần;

b) Tư vấn về lý do giảm thiểu phôi, quy trình giảm thiểu phôi và tai biến có thể xảy ra;

c) Gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ, có thể kết hợp tiền mê;

d) Lau sạch âm hộ, âm đạo;

đ) Trải săng vô trùng;

e) Siêu âm đánh giá lại số lượng và vị trí các túi thai và chọn lựa phôi giảm;

g) Chọc kim vào đúng vị trí phôi sẽ giảm thiểu dưới sự hướng dẫn của siêu âm, sau khi mũi kim chạm vào phôi thì tiến hành hút phôi;

h) Kiểm tra để bảo đảm tim thai không còn đập;

i) Trong trường hợp thai lớn có thể dùng kali clorua bơm vào buồng tim thai;

k) Kháng sinh dự phòng;

l) Theo dõi sau thủ thuật;

m) Tái khám sau giảm phôi.

Giảm phôi chọn lọc là thủ thuật sử dụng kim chọc hút qua đường âm đạo dưới hướng dẫn siêu âm để hủy bớt số túi thai trong trường hợp đa thai.

Đây là trường hợp có từ 03 thai trở lên sau chuyển phôi, số lượng phôi để lại thường là 02 phôi hoặc một phôi tùy từng trường hợp cụ thể, thời điểm thích hợp nhất để thực hiện quy trình này là lúc thai được 07 tuần + 03 ngày. Và việc thực hiện phải được làm đúng theo quy trình nếu trên để giảm thiểu các tai biến có thể xảy ra.

Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập về quy trình giảm phôi chọn lọc đối với thụ tinh trong ống nghiệm được pháp luật quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 57/2015/TT-BYT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
212 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào