Người chứng kiến trong vụ án hình sự có nghĩa vụ gì?
Quyền của người chứng kiến trong vụ án hình sự được quy định tại Khoản 4 Điều 67 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Cụ thể bao gồm:
a) Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Chứng kiến đầy đủ hoạt động tố tụng được yêu cầu;
c) Ký biên bản về hoạt động mà mình chứng kiến;
d) Giữ bí mật về hoạt động điều tra mà mình chứng kiến;
đ) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình chứng kiến theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụn
Liên quan đến nội dung này, để bạn nắm rõ hơn, chúng tôi cung cấp thêm cho bạn một số thông tin như sau:
Theo quy định pháp luật hiện hành, người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Thông thường, người chứng kiến được cơ quan điều tra yêu cầu tham gia trong giai đoạn điều tra. Họ có thể là đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn, người láng giềng hoặc những người khác tuỳ theo quy định của pháp luật đối với từng loại hoạt động điều tra nhất định trừ những người sau đây không được làm người chứng kiến:
- Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc;
- Người dưới 18 tuổi;
- Có lý do khác cho thấy người đó không khách quan.
Khi tham gia chứng kiến quá trình tiến hành hoạt động tố tụng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người chứng kiến có quyền:
- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật;
- Yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tuân thủ quy định của pháp luật, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
- Xem biên bản tố tụng, đưa ra nhận xét về hoạt động tố tụng mà mình chứng kiến;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia chứng kiến;
- Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi tiến hành chứng kiến hoạt động khám xét nhà của cơ quan điều tra trong vụ án trộm cắp tài sản theo yêu cầu của cơ quan điều tra, bạn phải thực hiện những nghĩa vụ trên. Bạn lưu ý thêm các quyền mà mình được hưởng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để tuân thủ đúng quy định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án.
Trên đây là nội dung tư vấn về nghĩa vụ của người chứng kiến trong vụ án hình sự. Để hiểu chi tiết vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?